Phương pháp xác định

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 30 - 33)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NGUỒN THU CỦA CƠ QUAN BHXH VIỆT NAM

1.2.2. Phương pháp xác định

a) BHXH bắt buộc

- Từ 01/01/2010 đến 31/12/2011: bằng 22%, trong đó: người lao động đóng 6%; đơn vị đóng 16%.

- Từ 01/01/2012 đến 31/12/2013: bằng 24%, trong đó: người lao động đóng 7%; đơn vị đóng 17%.

- Từ 01/01/2014 trở đi: bằng 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.

+) Người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

+) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

+) Người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%.

Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau: Mức đóng hằng tháng = Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện x Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện

lựa chọn Trong đó: 1. Tỷ lệ % đóng BHXH tự nguyện: - Từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011: bằng 18%; - Từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2013: bằng 20%; - Từ tháng 01/2014 trở đi: bằng 22%.

2. Mức thu nhập tháng người tham

gia BHXH tự nguyện lựa chọn = Lmin + m x 50.000 (đồng/tháng) * Lmin: mức lương tối thiểu chung;

* m = 0, 1, 2 … n;

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Mức thu nhập làm cơ sở để tính đóng bảo hiểm xã hội được thay đổi tuỳ theo khả năng của người lao động ở từng thời kỳ, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.

c)Đối với quỹ BHTN.

1. Người lao động đóng bằng 1% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Hằng tháng, Nhà nước hỗ trợ từ ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

d) Đối với quỹ BHYT.

Tối đa 6 % mức tiền công, tiền lương của người lao động, trong đó người lao động đóng 1/3 và người sử dụng lao động đóng 2/3. Hiện nay đang áp dụng bằng 4,5 % tiền công, tiền lương người lao động nhận được, ở một số đối tượng được tính bằng 4,5 % mức lương tối thiểu chung và do các tổ chức bảo hiểm xã hội, hoặc do NSNN đóng góp.

Ngân sách nhà nước chịu trách nhiệm đóng BHYT cho các đối tượng sau: - Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp từ ngân sách nhà nước hằng tháng.

- Người có công với cách mạng.

- Cựu chiến binh theo quy định của pháp luật về cựu chiến binh.

- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy định của Chính phủ.

- Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm. - Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật.

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

- Thân nhân của các đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật về sĩ quan Quân đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, Công an nhân dân và cơ yếu: + Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân đang tại ngũ; hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;

+ Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng Công an nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang làm công tác cơ yếu tại Ban Cơ yếu Chính phủ và người đang làm công tác cơ yếu hưởng lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân và bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân nhưng không phải là quân nhân, công an nhân dân.

- Trẻ em dưới 6 tuổi.

- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo. - Học sinh, sinh viên (hỗ trợ một phần).

Hàng tháng NSDLĐ có trách nhiệm phải đóng BHXH theo quy định của BHXH. Mức đóng BHXH căn cứ vào tiền lương tháng, mức lương này lại được xác định dựa trên ngạch bậc, chức vụ, thâm niên, hệ số chênh lệch bảo lưu. Còn Bộ Tài chính sẽ trích từ Ngân sách Nhà nước số tiền hỗ trợ theo quy định của pháp luật chuyển vào quỹ BHXH đủ chi cho các chế độ hưu trí, trợ cấp mất sức lao động, TNLĐ…Việc tổ chức thu BHXH do BHXH Việt Nam thực hiện, quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w