NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU Ở BHXH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 89)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUỒN THU Ở BHXH VIỆT NAM

NGUỒN THU Ở BHXH VIỆT NAM

3.1. Mục tiêu phương hướng phát triển của Ngành BHXH Việt Namtrong giai đoạn tới trong giai đoạn tới

Trong nhiều kỳ Đại hội Đảng, vấn đề BHXH, an sinh xã hội được xác định như một trọng tâm trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với tốc độ nhanh và bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ Đại hội X của Đảng đã đặt nhiệm vụ “xây dựng hệ thống ASXH đa dạng, phát triển mạnh hệ thống BHXH, BHYT tiến tới BHYT toàn dân”. Đồng thời yêu cầu phải “đổi mới hệ thống BHXH, đa dạng hoá hình thức bảo hiểm phù hợp với kinh tế thị trường; xây dựng chế độ bảo hiểm thất nghiệp…”Đồng thời Nghị quyết Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: “ Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”. Nghị quyết cũng đã xác định lộ trình thực hiện sự nghiệp BHXH ở Việt Nam trong thời gian tới như sau: "Từng bước mở rộng vững chắc hệ thống bảo hiểm và an sinh xã hội. Tiến tới áp dụng chế độ bảo hiểm cho mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân dân".

3.1.1. Phương hướng phát triển ngành BHXH

1. Thực hiện đầy đủ các chế độ BHXH theo quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp BHXH, cụ thể là bổ sung chế độ BHXH thất nghiệp, sau đó phát triển thêm chế độ BHXH chăm sóc người già.

2. Mở rộng mạng lưới BHXH trong phạm vi toàn xã hội theo hướng: tiến tới thực hiện BHXH cho mọi người lao động, có việc làm và có thu nhập từ lao động; mở rộng BHYT đến toàn dân.

và BHXH, BHYT tự nguyện cho phù hợp với từng nhóm đối tượng tham gia và thích ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội.

4. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của người tham gia BHXH. Tăng nhanh nguồn thu của quỹ từ sự đóng góp của các bên tham gia BHXH. Thực hiện chi trả đúng, đủ và kịp thời các chế độ BHXH hiện hành. Nâng cao chất lượng KCB cho người có thẻ BHYT. Đặc biệt, chú ý đến mức sống của người về hưu gắn liền với khả năng phát triển kinh tế chung của đất nước.

5. Giảm dần nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH từ trước năm 1995. Từng bước điều chỉnh mối quan hệ tương thích giữa mức đóng góp và quyền lợi được hưởng của từng chế độ BHXH nhằm đảm bảo cân đối quỹ BHXH lâu dài.

6. Tiền nhàn rỗi của quỹ BHXH được đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng, tham gia tích cực vào thị trường tài chính.

7. Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiệu quả và hiện đại.

8. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về các chính sách, chế độ BHXH và đảm bảo đầy đủ các điều kiện thực hiện của hệ thống pháp luật này.

3.2. Giải pháp tăng cường quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam

3.2.1. Hoàn thiện nội dung quản lý

Bảo hiểm xã hội là một hoạt động sự nghiệp, không mang tính kinh doanh như các loại hình bảo hiểm khác. Vì vậy, việc mở rộng đối tượng tham gia và phạm vi BHXH là một chủ trương mang tính xã hội cao và nhân đạo sâu sắc của Nhà nước ta. Trong thời gian tới hướng đến mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng mùa vụ hoặc một công việc nhất định có thời hạn từ 01 đến 03 tháng. Quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT ngày một phức tạp, đòi hỏi được mở rộng về phạm vi và

phương pháp. Để làm được điều đó cần phải:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động tăng cường công tác quản lý thực hiện khai trình lao động theo quy định của Bộ Luật lao động, Luật việc làm, Luật doanh nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng và có biện pháp cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động để thực hiện.

- Thực hiện cấp sổ BHXH, quản lý tờ khai cấp sổ theo quy định. Giải quyết chế độ BHXH kịp thời, đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và các đối tượng theo luật BHXH, BHYT.

- Lưu trữ hồ sơ khoa học, thuận tiện cho việc quản lý và khai thác các đối tượng tham gia BHXH,thường xuyên chống mối, chống mốc ẩm đảm bảo tuyệt đối an toàn, phục vụ tốt công tác BHXH.

- Cải cách thủ tục hành chính, cải cách quản lý, nâng cao ý thức phục vụ của cán bộ, tạo thuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.

Việc quản lý công tác thu đóng BHXH đòi hỏi phải chặt chẽ hơn, nhanh chóng hoàn thiện hệ thống công tác thu BHXH nhằm thống nhất từ cơ sở đến cấp tỉnh và Trung ương. Cơ quan BHXH nên thiết lập đường dây nóng để nắm bắt thông tin, nguyện vọng và nhu cầu từ người tham gia BHXH, từ đó người lao động và người sử dụng lao động có thể chủ động liên hệ để phản ánh tình hình hoạt động của các cơ sở tham gia BHXH.

3.2.2. Hoàn thiện phương pháp quản lý thu BHXH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 89)

w