Vai trò và nhiệm vụ của cơ quan BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 47 - 49)

- Q un lý it ng tham gia BHYT : H in nay, th ch in chính sách an sinh xã h i c a n g và Nhà n c , nh m m b o s c kh e

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN THU HIỆN NAY CỦA BHXH VIỆT NAM

2.1. Vai trò và nhiệm vụ của cơ quan BHXH Việt Nam

Trước 1995, quỹ BHXH chỉ là một nguồn thu của NSNN, người lao động không phải đóng vào quỹ nên nguồn chi trả chủ yếu dựa vào sự bao cấp của Nhà nước. Với quy định người lao động và người sử dụng lao động phải đóng và Nhà nước hỗ trợ để hình thành quỹ đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm của các bên tham gia BHXH. Quỹ BHXH đã trở thành nguồn tài chính rất quan trọng giúp Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới cho người lao động và thực hiện điều tiết xã hội trong lĩnh vực BHXH. Hệ thống văn bản pháp luật về BHXH được sửa đổi, bổ sung phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Hơn 60 năm thực hiện chính sách BHXH, năm 2006 đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chính sách BHXH ở nước ta trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đó là sự ra đời của Luật BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, năm 2009 bảo hiểm thất nghiệp ra đời. Luật là văn bản pháp luật hoàn thiện nhất, có tính pháp lý cao nhất trong lĩnh vực BHXH từ trước đến nay của nước ta. Luật đã thể chế hóa các quy định về BHXH, tính pháp lý cao và ổn định đã khắc phục được những thay đổi thường xuyên trong chế độ chính sách BHXH. Từ đó đã tạo điều kiện để cơ quan BHXH triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách BHXH.

BHXH Việt Nam được thành lập theo Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 của Chính Phủ và ngày 26/09/1995 Chính phủ ra Quyết định số 606/1995/QĐ-TTg ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của BHXH Việt Nam. Theo đó, BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc Chính phủ chịu

sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ LĐTB&XH về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ BHXH, BHYT, BHTN.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.

BHXH Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức chi trả lương hưu; trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp mất sức lao động; trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và sau khi điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ cấp tử tuất; chi phí khám,chữa bệnh đầy đủ, thuận tiện, đúng thời hạn. Bên cạnh đó, tổ chức thu bảo hiểm thất nghiệp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động và người lao động; tổ chức chi trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm, đóng bảo hiểm y tế cho người được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, bảo hiểm y tế bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện; quỹ bảo hiểm thất nghiệp; quỹ bảo hiểm y tế theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, đúng mục đích theo quy định của pháp luật; tổ chức hạch toán các quỹ BHXH, bảo hiểm y tế thành phần theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, BHXH Việt Nam còn có nhiệm vụ tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật; kiểm tra thủ tục, chất lượng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; kiểm tra, đánh giá việc chỉ định điều trị, sử dụng thuốc, hóa

chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế cho người bệnh; kiểm tra, xác định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế và chống lạm dụng chế độ bảo hiểm y tế; giới thiệu người lao động và thân nhân người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám, chữa bệnh; từ chối việc đóng và yêu cầu chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế không đúng quy định của pháp luật.

Bộ máy quản lý của BHXH Việt Nam cũng được tổ chức theo ba cấp: Bảo hiểm xã hội Việt Nam là đơn vị dự toán cấp 1; BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là BHXH tỉnh), văn phòng BHXH Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu khoa học, Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH, Trung tâm thông tin, Đại diện BHXH Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí BHXH, Báo BHXH là các đơn vị dự toán cấp 2; BHXH các quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là BHXH huyện) là đơn vị dự toán cấp 3.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w