Đối với đối tượng thuộc lực lượng vũ trang: Công tác thu BHXH đối với lực lượng vũ trang là một đặc thù do những đối tượng hoạt động trong

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 71 - 76)

đối với lực lượng vũ trang là một đặc thù do những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt. Để đảm bảo quyền lợi cho những đối tượng này ngoài những chế độ riêng theo quy định của nhà nước, công tác BHXH phải được thực hiện cụ thể thêm nhằm đảm bảo bí mật quốc gia đồng thời cũng đảm bảo nguyên tắc có đóng có hưởng nghĩa là đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi hết thời hạn nhiệm vụ có những yêu cầu về giải quyết các chế độ BHXH. Vấn đề đặt ra đối với cơ quan BHXH là việc xác định đối tượng tham gia và tiền lương trích nộp BHXH trong khu vực này. Về thu nhập của đối tượng này chủ yếu phụ thuộc vào Ngân sách nhà nước vì vậy công tác thu BHXH chủ yếu là đảm bảo theo số đăng ký của đại diện cơ quan an ninh- quốc phòng vào thời gian chuyển tiền. Với phương thức đặc thù riêng của loại hình này có thể áp dụng phương pháp trích thẳng từ phòng tài chính các cơ quan quân chủng, binh chủng…về BHXH.

Tuy số đối tượng tham gia BHXH, BHYT tăng hàng năm, nhưng tỷ lệ tăng thấp (năm 2013 tăng 0,98% so với năm 2012). Số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện tăng 29,6% so với năm 2012 nhưng mới chỉ đạt 173.462 người. Việc thực hiện mục tiêu mở rộng đối tượng tham gia theo tinh thần Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Đến nay vẫn còn khoảng 30% dân số chưa tham gia BHYT, trong đó có các nhóm phải tham gia BHYT theo lộ trình Luật BHYT quy định nhưng vẫn không tham gia đầy đủ. Nguyên nhân là do luật BHYT quy định nhiều nhóm đối tượng mới nhưng chỉ quy định tham gia BHYT theo cá nhân mà không theo hộ gia đình nên chưa đảm bảo nguyên tắc chia sẻ cộng đồng, dẫn đến mới chỉ người già, ốm mới tham gia. Mặt khác, các văn bản hướng dẫn Luật chưa quy định trách nhiệm đầy đủ các cấp, các ngành trong tổ chức tham gia

BHYT như trách nhiệm của UBND cấp xã phải lập danh sách trẻ em dưới 6 tuổi; trách nhiệm của ngành LĐ-TBXH trong việc bình xét, lập danh sách hộ cận nghèo, xây dựng và công bố tiêu chí hộ gia đình nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình, trách nhiệm của ngành GD-DDT trong thực hiện BHYT HSSV. Những nhóm đối tượng dễ vận động thì đã tham gia, còn lại là những trường hợp khó như: Hộ gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp.. nhóm người LĐ tự do… Đa số người trong nhóm này có thu nhập không ổn định và không thuộc một tổ chức xã hôi nào và vẫn còn tâm lý chỉ khi ốm đau mới mua thẻ BHYT. Người dân chưa thực sự có ý thức đối với việc bảo vệ chăm sóc sức khỏe, chỉ khi có nhu cầu khám chữa bệnh hoặc không may ốm đau thì mới tham gia BHYT, hạn chế về kiến thức, vật chất nên một bộ phận không hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của việc tham gia BHYT, trong kế hoạch bao phủ trong thời gian tới, nhóm người lao động tự do xếp sau cùng trong lộ trình ưu tiên, trong khi nhóm này chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong khi đó, những rủi ro bất ngờ về sức khỏe luôn đến bất ngờ, đó là lý do có rất nhiều người hoàn cảnh khó khăn phải chịu cảnh khốn đốn vì không có tiền chữa trị khi chẳng may bị bệnh tật.

Việc nắm được số lao động hợp đồng thực chất làm việc tại các doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn do số lượng cán bộ thu BHXH mỏng, lại phải bố trí theo dõi hàng tháng, hàng quý số lao động tăng giảm, thuộc diện phải đóng BHXH của các doanh nghiệp trên địa bàn. Cùng với các nhiệm vụ chuyên môn khác, công việc của cán bộ thu thực sự quá tải nếu phải đi sâu theo dõi, năm vững số lượng lao động, mức lương họ được hưởng, hợp đồng họ ký với doanh nghiệp, đồng thời tuyên truyền,động viên cả người lao động và người sử dụng lao động tham gia BH. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp còn tìm cách trốn đóng BHXH bằng những thủ đoạn tinh vi do các dữ liệu liên quan đến bản đối chiếu cho đơn vị sử dụng lao động đều căn cứ vào các chứng từ, hồ sơ của người lao động (các quyết định tiếp nhận, chuyển đi,

quyết định lương...) và các biểu báo tăng giảm do đơn vị lao động lập. Vì vậy thực tế cán bộ thu chỉ nắm được số lượng lao động trên giấy tờ do chủ sử dụng khai, chứ không thể nắm được số lao động thực tế đang làm việc tại doanh nghiệp.

Cũng tương tự như vậy, số lượng người thuộc diện phải tham gia BHYT theo quy định của Luật BHXH tại các địa phương thuộc quyền quản lý của nhiều cơ quan khác nhau, không tránh khỏi sự chồng chéo, thống kê hết chính xác tất cả các đối tượng phải tham gia trên địa bàn đòi hỏi phải có sự quản lý sâu xát và phối hợp giữa các cơ quan một cách hợp lý. Hơn nữa khi đối tượng chuyển đi nơi khác, qua đời hoặc vì một lý do nào đó mà không thuộc diện tham gia này chuyển sang diện tham gia khác thì sự theo dõi đôi khi không kịp thời, gây lãng phí ngân sách nhà nước và tổng hợp số liệu về BHYT không chính xác.

2.3.2.2. Công tác quản lý thu

Bảng 2.6: Bảng số liệu thống kê tốc độ tăng trưởng liên hoàn về số thu BHXH và số người tham gia BHXH từ năm 2007-2013.

Chỉ tiêu Số thu BHXH số người tham gia BHXH

Năm Số thu BHXH (Tỷ đồng) Lượng tăng (giảm ) tuyệt đối liên hoàn (tỷ đồng) Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn(%) Số người tham gia ( người) Lượng tăng (giảm) liên hoàn (người) Tốc độ tăng trưởng (%) 2007 48.435 …. …… 10.231.526 …… ………. 2008 62.031 13.596 21.9% 11.789.663 1.558.137 13.2% 2009 67.394 5.363 7.9% 14.909.424 3.119.761 20.9% 2010 82.419 15.025 18.2% 16.728.728 1.819.304 10.8% 2011 101.710 19.291 18.9% 18.169.128 1.440.400 7.9% 2012 135.991 34.281 25.2% 18.835.000 665.872 3.6% 2013 (ước) 153.352 17.361 11.3% 19.954.784 1119784 5.6% (Nguồn: BHXH Việt nam)

Số thu BHXH đạt một kết quả cao như vậy là do công tác tuyên truyền phổ biến và những văn bản quy định bắt buộc đối với người tham gia BHXH (bao gồm cả BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện) được kết hợp với các chế tài xử phạt vi phạm BHXH đã được ban hành đến từng cơ quan đơn vị, phường, xã và nhất là lưu học sinh, sinh viên ở các khối tiểu học, trung học… đã tham gia tăng lên rất nhiều. Do đó đã dẫn đến số thu BHXH của các năm cung tăng lên rất đáng kể góp phần giảm chi đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Nhìn vào bảng ta thấy mặc dù số thu năm sau cao hơn năm trước nhưng tăng với tốc độ không đều do các nguyên nhân sau:

- Do có sự thay đổi trong chính sách, sự quan tâm của các cấp chính quyền đoàn thể, và sự đôn đốc của các cán bộ chuyên thu làm cho số thu BHXH từ các đơn vị sử dụng lao động ngày một được triệt để hơn.

- Do đối tượng tham gia BHXH ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng qua các năm như năm 2008 số lao động tham gia tăng lên gần 13.596 người, năm Năm 2009 số người tham gia là 67.394 người …Do sự thay đổi về mức tiền lương tối thiểu của Chính phủ làm cho số thu BHXH tăng lên như năm 2013 điều chỉnh mức lương tăng lên là 1.050.000 đồng/tháng lên đến 1.150.000 đồng/tháng, làm cho mức lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động cao hơn, mức phí sinh hoạt của cán bộ xã phường, cán bộ công chức hoặc những người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp cũng tăng lên .

- Do điều kinh tế ngày càng phát triển, trình độ hiểu biết về tham gia BHXH có lợi cho mình và gia đình mình như thế nào do đó ý thức tham gia BHXH để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của mình ngày càng được người dân hưởng ứng tham gia nhiều hơn… Hơn nữa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cũng phát triển thuận lợi, mức lương bình quân của người lao động trong khu

vực này tăng lên nhanh chóng làm cho mức đóng BHXH cũng tăng theo do đó mà quỹ BHXH đã tăng lên.

- Từ những số liệu bảng 2.5 cho thấy, số lượng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc vẫn còn hạn hẹp hơn nữa tốc độ tăng trưởng của số lượng người tham gia BHXH tăng không đều và có xu hướng giảm dần điều này phần nào đã nói lên rằng cơ quan BHXH và các ban ngành chức năng còn buông lỏng trong công tác quản lý đốc thu các cơ quan đơn vị sử dụng lao động trong việc kê khai đăng kí tham gia BHXH cho NLĐ, chưa thực hiện tốt công tác động viên tuyên truyền và bắt buộc người lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH.

2.4.2.3. Về phương pháp quản lý

a) Quản lý thu thông qua công tác tuyên truyền, giáo dục

Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân chưa trở thành việc làm thường xuyên của các cấp, các ngành, các đơn vị sử dụng lao động; hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa phù hợp với từng đối tượng nên hiệu quả tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT còn nhiều hạn chế.

b) Quản lý bằng phương pháp hành chính

Qua nhiều năm hoạt động, cùng nhiều lần thay đổi, chỉnh lý cho phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước, các chính sách thu BHXH, BHYT ngày càng hoàn thiện, góp phần xây dựng và phát triển nguồn thu của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam luôn lắng nghe và xem xét các ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân cũng như các đối tượng để dần dần hoàn thiện, cải cách các chính sách, quy trình, phương pháp và thủ tục thu cho hợp lý, tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động. Hiện nay đối tượng tham gia BHXH, BHYT đông đảo, cán bộ thu của Ngành chưa đủ về mặt số lượng để phục vụ dẫn đến một số thủ tục còn chậm chễ, việc theo dõi số tiền và đối tượng còn gặp nhiều

khó khăn do đối tượng lao động doanh nghiệp tăng giảm thường xuyên, tham gia BHXH ngắt quãng, nhiều khi bỏ việc hay có việc làm mới cũng không báo cáo lại với cơ quan BHXH, hay doanh nghiệp cố tình không thông báo với cơ quan BHXH, từ đó xác định số tiền truy thu BHXH,BHYT của các đối tượng này mất nhiều thời gian. Thủ tục của Ngành do có liên quan đến nhiều bộ phận (thu, kế toán, chính sách) nên đôi khi còn rườm rà, gây khó khăn cho người dân. Quy trình quản lý thu hiện nay tuy đã được xây dựng dựa trên những điều khoản quy định trong Bộ Luật lao động, song còn nhiều điểm chưa được cụ thể hóa nên việc thực hiện thu BHXH vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc các đơn vị sử dụng lao động vẫn còn tồn tại. Vấn đề vướng mắc lớn nhất đối với công tác thu BHXH hiện nay đó là chưa có các quy định, chế tài để khống chế những gian lận và thiếu ý thức chấp hành nhiệm vụ BHXH. Theo đó các điều khoản về thu BHXH chưa được thể chế hóa thành luật BHXH. Quy trình quản lý thu cần phải được thể chế hóa bằng luật và phải được cụ thể hóa tới từng khối, loại hình quản lý.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w