Vẫn còn tình trạng nợ đọng BHXH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 79)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

a) Vẫn còn tình trạng nợ đọng BHXH

Trong số 150 nghìn DN sử dụng khoảng bảy triệu người lao động thuộc diện bắt buộc đóng BHXH, thì có tới hơn 500 DN đang nợ BHXH từ 12 tháng trở lên, với quy mô hơn một tỷ đồng/đơn vị. Không chỉ DN ngoài quốc doanh mà cả DN Nhà nước cũng nợ BHXH.

Nợ trên 6 tháng chủ yếu là của các DN bị phá sản, dừng hoạt động, chủ bỏ trốn, DN gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tác động của suy

giảm kinh tế, các hạn chế mà BHXH VN đang gặp phải đều do chế tài xử phạt thấp, không hiệu quả.

Số nợ BHXH, BHYT vẫn còn cao, xảy ra ở tất cả các địa phương với các mức độ khác nhau, đến 32/12/2013 số nợ là 6.448,9 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng số phải thu, giảm 1.562,3 tỷ đồng (19,5%) so với cùng kỳ.

Theo đó, nợ bảo hiểm xã hội là chủ yếu, số nợ lên tới 7.746,2 tỉ đồng tăng 16% so với năm 2012. Nợ bảo hiểm y tế là 2.912,8 tỉ đồng và nợ bảo hiểm thất nghiệp là 552,2 tỷ đồng.

Trong đó, khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh có số nợ nhiều nhất là 2.930 tỷ đồng, chiếm 61,7% so với tổng số tiền nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chiếm 10,8% so với tổng số phải thu ở khu vực này. Về số tiền tuyệt đối giảm 299 tỷ đồng, tương ứng với số giảm 9,3% so với năm 2012. Còn về tỷ lệ số tiền nợ đóng, chậm đóng trên số phải thu giảm 3,3% so với năm 2012.

Bảng 2.7: Tình hình nợ đóng BHXH, BHYT giai đoạn 2007-2013

Đơn vị: tỷ đồng

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Số tiền 1.734 1.895 1.945 1.725 3.922 7.68

0 11.000 % Số phải thu 6.6 5.4 3.2 3.36 5.0 6.99 7.14

Nguồn: BHXH Việt Nam

Năm 2013, Bảo hiểm xã hội các địa phương đã tiến hành khởi kiện 2.463 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội với số tiền nợ là 1.248 tỷ đồng. Tuy nhiên, số tiền nợ thu hồi được còn rất thấp, chỉ bằng 28,7 % số nợ bị khởi kiện.

Quy định về điều kiện hưởng BHTN theo Điều 81 Luật BHXH và Điều 15 Nghị định số 127 /2008/NĐ - CP còn chưa hợp lý, chưa xét đến nguyên nhân bị thất nghiệp, do đó xuất hiện tình trạng lạm dụng chính sách như: Người lao động tự ý xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp thất nghiệp sau đó quay

trở về làm việc tại chính đơn vị cũ, hoặc chủ sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng thực tế người lao động vẫn làm việc tại đơn vị. Hoặc do quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tiền công của 6 tháng liền kề trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động nên đã xuất hiện tình trạng lạm dụng, chủ sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động điều chỉnh mức tiền lương đóng BHTN của 6 tháng cuối ở mức đóng rất cao (mức tối đa bằng 20 lần mức lương tối thiểu chung), sau đó nghỉ việc hưởng BHTN ở mức cao để trục lợi quỹ BHTN.

Ở nhiều địa phương phần hỗ trợ đóng từ NSNN (1%) chuyển đóng BHTN cho người lao động theo quy định còn chậm, nợ BHTN ở khu vực hành chính sự nghiệp phổ biến hơn ở các khối khác. Việc xử lý nợ BHTN ở khối này cũng gặp khó khăn, luật BHXH quy định về việc tính lãi chậm đóng, đơn vị không đóng hoặc đóng không đủ thì phải đóng cả tiền lãi, nợ càng nhiều, thời gian càng dài thì tiền lãi càng lớn, trong khi các doanh nghiệp này không có nguôn kinh phí để đóng tiền lãi theo quy định. Nhiều doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng dưới 1 năm đối với lao động, hết hạn lại ký tiếp để né phải đóng BHTN. Bên cạnh đó, lực lượng doanh nghiệp hoạt động theo thời vụ khá lớn. Những lao động này và lao động có trình độ tay nghề thấp sẽ có nguy cơ mất việc cao và sẽ rất cần đến chế độ BHTN nhằm bảo đảm cho họ nguồn thu nhập nhất định trong thời gian đi tìm việc làm mới. Thế nhưng theo Luật BHXH thì những lao động trên 1 năm hợp đồng mới được hưởng BHTN, do đặc thù sản xuất, hệ thống những doanh nghiệp này chỉ có nhu cầu tuyển lao động tập trung vào một vài thời điểm, phục vụ từng đợt sản xuất trong năm, nên chỉ ký hợp đồng dạng 3 đến 6 tháng thậm chí chỉ làm hợp đồng miệng với người lao động.

người lao động tham gia BHTN còn hạn chế, do mất đi 1 phần thu nhập trong khi thu nhập đã thấp nhất là đối với lao động phổ thông là điều ít người muốn, hơn nữa, việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, BHTN chưa kịp thời, thưởng xuyên và mang tính răn đe. Năm 2010 Thanh tra Chính phủ đã tiến hành Thanh tra diện rộng và phát hiện nhiều đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH (trong đó có BHTN), BHXH Việt Nam đã có chỉ đạo, đôn đốc hướng dẫn các địa phương thực hiện truy thu đối với các đơn vị vi phạm, tuy nhiên kết quả còn hạn chế. Ở một số địa phương, việc phối hợp giữa cơ quan lao động và cơ quan BHXH trong thực hiện chính sách BHXH còn chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến việc giải quyết hưởng còn chậm trễ hoặc sai sót. Đến nay quỹ BHTN theo quy định thực tế còn chưa đầy đủ vì vậy việc sử dụng quỹ thực chất là chưa thực hiện trên thực tế.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w