Tình trạng chiếm dụng, trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH của các đơn vị, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ ngành BH

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 82)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

b) Tình trạng chiếm dụng, trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH của các đơn vị, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ ngành BH

đơn vị, thiếu tinh thần trách nhiệm của một bộ phận cán bộ ngành BH

Trong công tác quản lý thu, ở một vài BHXH tỉnh, huyện còn sử dụng tiền thu BHXH để tiêu dùng cho mục đích khác (như: BHXH Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Sóc Trăng). Còn có một vài cá nhân (như: BHXH Cần Thơ, Nghệ An, Sóc Trăng, Ninh Bình). Nguyên nhân của những sai phạm này là do một số cán bộ, công nhân viên chức trong ngành cố tình vi phạm, mặc dù có những văn bản hướng dẫn quy định về quản lý của ngành

Về mặt chủ quan, có thể thấy rằng các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nắm chắc tình hình biến động của người lao động, quỹ tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động, công tác thống kê các con số chính xác số đơn vị lao động và số người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn chưa làm được. Công tác đối chiếu và ghi sổ BHXH không được làm thường xuyên.

Hiện nay với mức lãi phạt chậm nộp căn cứ trên mức lãi suất đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH thấp hơn cả mức lãi suất tiền gửi ngân hàng. Thời gian

qua, hiện tượng các doanh nghiệp chậm nộp, trốn đóng BHXH có chiều hướng gia tăng, dùng nhiều thủ đoạn để trốn tránh trách nhiệm như:

- Không đóng BHXH cho người lao động.

- Đóng không đủ số lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. - Đóng không đúng thời gian quy định.

- Đóng không đúng mức quy định.

Có trường hợp chủ doanh nghiệp chiếm dụng tiền BHXH như thực hiện trích trừ tiền BHXH, BHYT của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ BHXH. Từ thực trạng trên, cơ quan BHXH đã thực hiện nhiều giải pháp để khắc phục như phối hợp kiểm tra liên ngành, thành lập thu nợ liên ngành, đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng danh sách các đơn vị nợ tiền BHXH và thực hiện việc khởi kiện đơn vị sử dụng lao động ra tòa án dân sự... nhưng kết quả còn hạn chế.

Tình trạng lạm dụng chế độ ốm đau, thai sản từ người lao động và người sử dụng lao động vẫn còn diễn ra ở một số địa phương, chưa được ngăn chặn triệt để. Các doanh nghiệp cố tình khai giảm số lượng lao động xuống dưới 10 người để trốn đóng BHTN, nhiều lao động không có tên trong sổ lương, cơ quan BHXH khó khăn trong công tác thu BHTN và không đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Trong năm 2013 BHXH Việt Nam tăng cường phối hợp với các bộ ngành liên quan đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHXH; rà soát tất cả các cơ quan tổ chức DN và cá nhân có thuê mướn lao động, nhất là DN ngoài quốc doanh, từ đó xác định rõ đối tượng bắt buộc tham gia BHXH theo quy định. Kết quả thanh tra tại 7 tỉnh, thành phố, thanh tra lao động đã phát hiện trên 1.700 trường hợp làm giả, mua bán giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, giấy ra viện, trong đó hai TP.Hà Nội và TPHCM số vụ vi phạm được phát hiện nhiều nhất lên tới hàng trăm trường

hợp. Số vụ vi phạm pháp luật về BHXH đang có xu hướng tăng. Điều đáng nói là chỉ có một số tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh tiến hành khởi kiện ra tòa đối với đơn vị, cá nhân vi phạm pháp luật về lĩnh vực này.

Công tác tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT có nơi, có lúc chưa đến được với người dân, nhất là ở nông thôn; việc triển khai chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân ở một số địa phương chưa được cấp ủy, chính quyền quan tâm đúng mức; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ban, ngành ở địa phương trong việc triển khai chính sách BHXH, BHYT còn thiếu đồng bộ, chưa kịp thời; phát triển đại lý thu chậm, hiện nay chủ yếu do UBND xã, phường, thị trấn cử cán bộ làm công tác kiêm nhiệm, do đó chưa phát huy được hiệu quả, chưa tuyên truyền vận động thu hút người dân tích cực tham gia.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 82)

w