Q un lý thông qua công tác thanh kim tra

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 39 - 44)

- Q un lý it ng tham gia BHYT : H in nay, th ch in chính sách an sinh xã h i c a n g và Nhà n c , nh m m b o s c kh e

d) Q un lý thông qua công tác thanh kim tra

Ho t n g qu n lý thu không th thi u vai trò c a công tác thanh tra, ki m tra phát hi n các sai ph m, k p th i ch n ch nh và x lý.

1.3.3. T ch c qu n lý ngu n thu c a BHXH Vi t Nam

……..

… ………… …

Sơ đồ 1.1: mô hình phân cấp thu BHXH.

Hiện nay cơ quan BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là BHXH huyện) có trách nhiệm trực tiếp thu BHXH các đơn vị:

- Các đơn vị trên địa bàn do BHXH huyện quản lý. - Các đơn vị ngoài Quốc doanh, ngoài công lập. - Các xã phường, thị trấn.

- Thân nhân sĩ quan tại ngũ theo quy định tại Nghị định số 63/2002/NĐ - CP ngày 18/6/2002 của Chính phủ

- Đối tượng tự đóng BHXH theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ -CP ngày 11/4/2002 và tại khoản b điểm 9 Mục II thông tư số 07/2003/TT- BLĐTBXH ngày 12/3/2003.

- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu.

- Thực hiện kiểm tra đối chiếu tổng hợp các đối tượng tham gia BHXH để lập kế hoạch thu, hướng dẫn NSDLĐ đăng kí và nộp tiền BHXH.

BHXH cấp quận, huyện gồm có tổng số 656 đơn vị với phạm vi hoạt động, đối tượng phục vụ, khối lượng công việc lớn. Nhiệm vụ do Giám đốc giao trực tiếp cho từng công chức, viên chức sao cho thuận lợi trong công

BHXH Việt Nam BHXH Tỉnh 1 BHXH Tỉnh 2 BHXH Tỉnh 3 BHXH Tỉnh 63 BHXH Tỉnh 64 BHXH Huyện 1.1 BHXH Huyện 1.n BHXH Huyện 64.1 BHXH Huyện 64.m

việc thu đóng BHXH. Định kì cơ quan BHXH cấp huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10, 25 hàng tháng kết thúc thời gian làm việc vào ngày cuối cùng của năm thì phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh.

Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh) có nhiệm vụ trực tiếp thu BHXH của các đối tượng sau:

- Các đơn vị do Trung ương quản lý đóng trụ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố. Các đơn vị trên địa bàn do tỉnh quản lý đồng thời tổ chức và chỉ đạo cơ quan BHXH cấp cơ sở thu đóng góp theo phân cấp.

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức quốc tế, lưu học sinh nước ngoài.

- Lao động hợp đồng thuộc doanh nghiệp lực lượng vũ trang.

- Các đơn vị lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Người có công với cách mạng quy định tại Nghị định số 28/CP ngày 29/5/1995 của Chính phủ.

- Người nghèo quy định tại quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ Tướng Chính phủ.

- Những đơn vị BHXH huyện không đủ điều kiện thu thì BHXH tỉnh trực tiếp tổ chức thu.

Phòng thu BHXH có trách nhiệm:

- Tổ chức, Hướng dẫn, thực hiện thu nộp BHXH đồng thời cấp, hướng dẫn sử dụng sổ BHXH, phiếu khám chữa bệnh đối với cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng trên địa bàn.

- Lập kế hoạch thu, giám sát thu, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu của cơ quan BHXH cấp cơ sở định kì hành quỹ hàng năm thẩm định số thu BHXH cấp cơ sở trên căn cứ vào danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu. Lập kế hoạch thu BHXH năm sau (theo mẫu số 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu BHXH của

các quận huyện lập thành 2 bản (theo mẫu số 5-KHT): 1 bản lưu lại tỉnh, 1 bản gửi lên BHXH Việt nam trước ngày 31/10.

- Cung cấp cơ sở dữ liệu về NLĐ tham gia BHXH trên địa bàn cho phòng công nghệ thông tin để cập nhật vào chương trình quản lý thu BHXH và in ấn Thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh.

- Cung cấp cho phòng giám định chi những thông tin về đối tượng đã đăng kí tại các cơ sở KCB theo phiếu KCB.

Định kì cơ quan BHXH tỉnh phải chuyển số thu BHXH lên BHXH Việt nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng.

BHXH Việt Nam có trách nhiệm:

BHXH Việt nam chịu trách nhiệm tổng hợp, phân loại đối tượng tham gia BHXH, hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và phiếu khám chữa bệnh, kiểm tra, đối chiếu tình hình thu nộp BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh và thẩm định số thu BHXH trên phạm vi toàn quốc.

Định kì 15 ngày BHXH Việt nam có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu về tài khoản tiển gửi, quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước.

1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nguồn thu của BHXH Việt Nam

1.4.1. Những nhân tố chủ quan

Phần lớn phụ thuộc vào chính sách của Nhà nước trong việc quy định các nguồn hình thành nên quỹ BHXH:

+ Sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động. Đây là nguồn tài chính chủ yếu để hình thành quỹ BHXH. Hầu hết các quốc gia đều quy định bắt buộc người sử dụng lao động và người lao động đóng góp vào quỹ bảo hiểm theo tỷ lệ % trên thu nhập hàng tháng của người lao động. Đối với người lao động đây là sự tiết kiệm bắt buộc khi mà họ còn có khả năng lao động tạo thu nhập để bù đắp cho chính họ khi gặp phải rủi ro làm giảm

hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm hoặc chết. Còn đối với người sử dụng đây là khoản đóng góp bắt buộc do Nhà nước quy định để đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình khi họ gặp phải rủi ro nêu trên, khoản đóng góp này được hạch toán vào chi phí.

Mức đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động do các yếu tố sau quyết định: số lượng người tham gia BHXH, mức thu nhập hàng tháng của người lao động, thời gian đóng BHXH, và tỷ lệ đóng. Rõ ràng nguồn quỹ BHXH có quan hệ tỷ lệ thuận với bốn yếu tố trên. Có thể xác định bằng công thức:

TMĐ = ∑

=n

i 1 TNi x TGĐi x TLĐi

TMĐ: Tổng mức đóng góp của người sử dụng và người lao động vào quỹ BHXH;

n: Tổng số người tham gia BHXH

TNi: Thu nhập của người lao động thứ i;

TGĐi: Thời gian đóng vào quỹ BHXH của người lao động thứ i; TLĐi: Tỷ lệ đóng vào quỹ của người sử dụng và người lao động.

+ Lãi từ hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Nếu quỹ được thiết kế theo mô hình tồn tích cộng đồng thì đây là một quỹ tiền tệ tập trung có số dư tạm thời nhàn rỗi lớn. Nếu hoạt động đầu tư quỹ đạt hiệu quả cao, được quản lý chặt chẽ thì sẽ mang lại một nguồn thu lớn bổ sung làm tăng quy mô quỹ. Đây là một nguồn thu phụ thuộc rất lớn vào người quản lý và sử dụng quỹ do đó cần có một chính sách đúng đắn để phát huy tối đa hiệu quả của nguồn này.

+ Nguồn hỗ trợ từ NSNN: đây là nguồn chi mà NSNN phải chi khi các nguồn khác không đảm bảo chi trả các chế độ cho các đối tượng. Ngân sách nhà nước hiện nay đang phải gánh trách nhiệm chi trả cho số lượng lớn người tham gia BHYT theo quy định của luật và hỗ trợ một phần trong chế độ

BHTN cũng như các đối tượng tham gia BHXH từ 1995 trở về trước. Trong các nguồn thu BHXH thì đây là nguồn thu được đảm bảo cao, khả năng thu đúng và thu đủ dễ dàng hơn các nguồn khác. Tuy nhiên đứng trên góc độ quốc gia thì nguồn thu này chính là nguồn chi của Ngân sách nhà nước, nó mang tính bất hợp lý nên hầu hết các nước trên thế giới đang tìm mọi cách điều chỉnh chính sách, chế độ BHXH sao cho giảm tối đa sự hỗ trợ từ NSNN cho quỹ BHXH.

+ Các nguồn tài trợ, viện trợ của các cá nhân, đơn vị trong và ngoài nước và các nguồn thu khác.

1.4.2.Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 39 - 44)

w