- Đối với cán bộ chuyên thu ở Trung ương:
a) Đổi mới các chính sách kinh tế tài chính
Việc đổi mới các chính sách kinh tế tài chính sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo cơ sở ổn định cho việc tăng đóng góp BHXH, góp phần tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển hoạt động BHXH theo nguyên tắc tự cân đối thu - chi.
Việc đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững, chất lượng và hiệu quả cao sẽ tạo ra khả năng động viên và khả năng đóng góp BHXH của người lao động và các doanh nghiệp mới được duy trì và nâng lên; đồng thời, cũng
tạo thêm nguồn lực tài chính để Nhà nước hỗ trợ cho các đối tượng đang hưởng BHXH từ NSNN, tạo lập nguồn kinh phí cho việc thực hiện các chế độ BHXH mới, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của người lao động.
Với chức năng đảm bảo xã hội, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm chi trả các chế độ BHXH như trả lương hưu, trợ cấp ốm đau, thai sản và các chế độ BHXH khác, hỗ trợ từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của NSNN. Hiện nay, với mức lương và thu nhập hàng tháng của cán bộ công nhân viên chức Nhà nước tương đối thấp, không đủ để có thể đóng góp BHXH với tỷ lệ cao hơn. Do đó, vấn đề cải cách tiền lương và thu nhập vừa để đảm bảo cho cán bộ công nhân viên Nhà nước có khả năng tái tạo sức lao động, vừa có khả năng đóng BHXH, đồng thời, vừa có thể cắt giảm sự bao cấp của NSNN đang trở nên hết sức quan trọng đối với sự phát triển của quỹ BHXH.