- Đối với cán bộ chuyên thu ở Trung ương:
c) Có các chính sách mở rộng đối tượng thu BHXH,BHYT
Mục tiêu lâu dài của ngành BHXH là tổ chức thực hiện chính sách BHXH cho tất cả mọi người lao động trong xã hội. Vì có như vậy mới đảm bảo được tính công bằng và phát huy hiệu quả của hoạt động BHXH một cách
tốt nhất.
Tuy nhiên hiện nay số lượng người tham gia BHXH còn chưa đạt được mức tối đa, vì vậy việc mở rộng đối tượng tham gia là phù hợp. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay thì việc mở rộng phải tiến hành sao cho hợp lý. Trên thực tế, những người không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đều là những người không có sự ràng buộc về quan hệ lao động cũng như pháp luật lao động, thu nhập thì không ổn định, không có người sử dụng lao động hoặc không ổn định người sử dụng. Những người đó là nông dân, lao động thời vụ, lao động trình độ thấp. Vì vậy nếu tiến hành BHXH bắt buộc với các đối tượng này thì việc quy định mức phí là rất khó khăn do thu nhập của họ không ổn định, không có căn cứ để thu BHXH. Do đó áp dụng BHXH tự nguyện với mức phí tự chọn đối với các đối tượng này là hợp lý nhất. Bên cạnh đó cần phải nghiên cứu xem xét các chế độ cho phù hợp với mức đóng của những lao động này. Mức hưởng trợ cấp phải căn cứ vào mức đóng của họ và thay đổi theo từng chế độ cụ thể. Mỗi người lao động tùy vào điều kiện, tình hình và tính chất công việc để tự lựa chọn cho mình các chế độ BHXH tự nguyện, điều này là hoàn toàn hợp lý với mức phí đóng của mỗi người. Nhưng để việc mở rộng loại hình BHXH tự nguyện mang lại kết quả tốt thì cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để tất cả mọi người đều hiểu rằng đây là chính sách mang lại lợi ích cho họ và phù hợp với khả năng tài chính của họ. Nếu thực hiện được việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, ngành BHXH sẽ thực hiện được vai trò của mình là bảo vệ người lao động giúp họ ổn định cuộc sống ngay cả khi họ gặp phải rủi ro như tai nạn lao động, ốm đau, già yếu …
Mục tiêu lâu dài của BHXH là mọi người đều được tham gia BHXH nhằm thực hiện bình đẳng xã hội giữa các thành phần kinh tế. Trước mắt, có thể thực hiện BHXH cho lao động trong các doanh nghiệp có dưới 10 lao
động, bỏ quy định doanh nghiệp từ 10 lao động trở lên và hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên mới tham gia BHXH bắt buộc, mà quy định doanh nghiệp có thuê mướn lao động và người lao động được trả lương ổn định thì phải tham gia BHXH, từng bước mở rộng diện áp dụng cho lao động tiểu, thủ công nghiệp, lao động trong nông nghiệp và nông thôn, lao động phi kết cấu ... theo các loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện.
Để đẩy mạnh công tác thu cần ban hành ngay các văn bản pháp luật buộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải đóng bảo hiểm xã hội. Nên có quy định buộc các doanh nghiệp này khi đăng ký kinh doanh phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội thì mới cấp giấy phép kinh doanh. Đây là một vấn đề bức xúc cần được làm ngay. Đồng thời có các văn bản hướng dẫn công tác chi trả để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi.
- Đối với các đối tượng chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì cần áp dụng hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện đặc biệt là đối với nông dân. Hiện nay, nước ta có khoảng 28 triệu lao động nông thôn chiếm khoảng 71% tổng số lao động cả nước, hầu hết chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bình quân 4,3% năm, đóng góp khoảng 40% GDP, 40% kim ngạch xuất khẩu, đời sống của người nông dân hơn 10 năm đổi mới đã được nâng lên rõ rệt. Theo tính toán của ESCAP, số người cao tuổi ở Việt Nam năm 1998 khoảng gần 5 triệu người, đến năm 2000 lên tới 5,4 triệu người và năm 2025 là 12,3 triệu người. Trong số người cao tuổi ở nông thôn chỉ có một tỷ lệ không đáng kể là cán bộ công nhân viên, bộ đội... về hưu hoặc nghỉ mất sức lao động có chế độ bảo hiểm xã hội. Một số khác thuộc đối tượng chính sách của Nhà nước, còn lại đại bộ phận là không có chế độ bảo hiểm xã hội. Qua điều tra khảo sát 50% người về hưu, mất sức lao động ở nông thôn có thu nhập từ bảo hiểm xã hội dưới mức lương tối thiểu, 90% số người cao tuổi ở nông thôn vẫn đang phải làm việc để tăng thu nhập
(72% phải dựa vào con cháu, 28% phải có sự trợ giúp khẩn cấp của Nhà nước và cộng đồng). Vì vậy, mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội cho lao động nông thôn là tất yếu khách quan, là nguyện vọng của hàng triệu lao động nông thôn