Ứng dụng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 95 - 99)

Hiện nay, đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đang vững bước trên con đường CNH-HĐH nền kinh tế nước ta. Chúng ta đang mạnh mẽ áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý, vào hoạt động sản xuất kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ngành bảo hiểm xã hội cũng đã đưa hệ thống tin học vào hoạt động của mình nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ "có máy vi tính". Các cán bộ của ngành bảo hiểm xã hội mới chỉ dừng lạỉ việc bắt đầu biết sử dụng máy tính mà chưa khai thác được hết hiệu quả mà máy tính đem lại trong công tác thu chi quỹ bảo hiểm xã hội. Mặt khác do chưa được quan tâm đúng mức nên hệ thống các chương trình phần mềm chuyên ngành của ngành bảo hiểm xã hội chưa được đồng bộ, chưa tạo ra sự thuận tiện cho các cán bộ khi làm việc trực tiếp với máy tính. Bên cạnh đó hệ thống phần mềm này còn thiếu tính năng bảo mật nên rất dễ bị đánh cắp số liệu. Chính vì vậy mà trong những năm tiếp theo, Ngành BHXH nên dành kinh phí để đủ điều kiện đưa hoạt động tin học trong quản lý có hiệu quả cao thông qua việc mua máy vi tính, mua phần mềm quản lý cũng như việc mở các lớp đào tạo tin học cho tất cả các cán bộ trong toàn ngành bảo hiểm xã hội cả về các kỹ năng sử dụng máy tính và kỹ năng khai thác hiệu quả phần mềm chuyên ngành.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động là một trong những mục tiêu hàng đầu, và đa dạng được các nhà quản lý quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nghiệp vụ BHXH không chỉ có lợi ích giảm chi phí, mà còn giúp thống nhất cách nhìn của nhiều người, nhiều đơn vị, dưới cùng một tiêu chuẩn thống nhất. Tạo ra phong cách làm việc khoa học và hiệu quả, xây dựng các nguyên tắc bảo mật an toàn, có

sự kiểm tra và tính toán khoa học khi lưu trữ, xây dựng được sự tin cậy đối với các đối tượng tham gia quan hệ BHXH... từ đó nâng cao chiến lược phục vụ. Để ngày càng ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin vào nghiệp vụ quản lý BHXH, cần quan tâm đến một số vấn đề sau:

- Coi trọng hơn nữa quan hệ giữa các yếu tố cần thống nhất trong nghiệp vụ thu - chi, kế toán, chế độ chính sách. Từ đó cùng với những đổi mới về kỹ thuật, công nghệ, xây dựng được hệ thống xử lý số liệu BHXH có chiến lược, hiệu quả. Muốn vậy, phải có sự phối hợp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, giữa các cơ quan BHXH tỉnh, thành phố với nhau.

- Để có một mạng máy tính mạnh cho hệ thống BHXH, chúng ta phải mạnh dạn ứng dụng kỹ thuật hiện đại bằng việc quan tâm đầu tư trang bị máy móc, thiết bị hiện đại cho toàn hệ thống, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu. Điều quan trọng và cần làm trước hết là xây dựng cho được hệ thống các tiêu chuẩn trong các nghiệp vụ BHXH. Chẳng hạn: chuẩn hoá các mã quản lý, danh mục các báo biểu, các chỉ tiêu thống kê và phương pháp tính.

- Ngoài ra, còn phải đầu tư cho các phần mềm đáp ứng nhu cầu tự động hoá có khả năng thích ứng với sự thay đổi về chế độ chính sách. Trong tương lai gần, hệ thống thông tin BHXH Việt Nam cần được nối mạng toàn ngành, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển với các ngành nghề khác. Đồng thời thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính, nâng cao chiến lược hoạt động BHXH, góp phần đưa ngành BHXH Việt Nam lên một tầm cao mới.

c) Quản lý bằng phương pháp kinh tế

Có thể tiến hành đổi mới, tăng cường công tác thu, khuyến khích các đơn vị nộp đủ BHXH bằng cách áp dụng một số cách sau:

- Sử dụng kết quả đóng BHXH của các đơn vị là chỉ tiêu để xét thi đua hàng năm.

xuyên nộp BHXH theo đúng quy định.

- Với các đơn vị nộp chậm, nộp thiếu tiền BHXH, cơ quan BHXH cần xem xét tình hình cụ thể của đơn vị. Nếu đơn vị thực sự gặp khó khăn do hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao thì cần tạo điều kiện thuận lợi cho họ. Còn nếu đơn vị đó cố tình chiếm dụng quỹ BHXH thì BHXH quận cần xử phạt hành chính theo đúng như quy định.

- Để tạo động lực cho các cán bộ thực hiện tốt công tác thu thì BHXH các đơn vị nên sử dụng các hình thức khen thưởng hiện vật với những cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, thu đúng chỉ tiêu, phát hiện thêm nhiều đối tượng phải nộp BHXH, thuyết phục được nhiều người tham gia BHXH tự nguyện. Còn với những cán bộ chưa thực hiện tốt thì cần khiển trách đồng thời động viên họ cố gắng trong công việc. Nhằm tạo điều kiện cho các cán bộ hoàn thành nhiệm vụ thu của mình, BHXH các đơn vị nên có thêm các chế độ hỗ trợ về vật chất cho cán bộ thu khi họ đi xuống các cơ sở để đôn đốc nhắc nhở và kiểm tra việc thực hiện BHXH tại các doanh nghiệp. Chẳng hạn như: hỗ trợ phương tiện đi lại, chi phí coi như đi công tác … Làm được như vậy sẽ góp phần khuyến khích cán bộ thu tích cực trong công tác tuyên truyền, vận động, đôn đốc thu với các đơn vị.

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức quản lý thu BHXH a) Đào tạo nguồn nhân lực a) Đào tạo nguồn nhân lực

Đối với ngành BHXH, trong thời gian tới cần cải tiến và đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực theo các hướng sau:

- Phương châm trong công tác cán bộ là giảm nhẹ về số lượng nhưng nâng cao về chất lượng để làm việc có hiệu quả hơn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ khi số lượng đối tượng BHXH tăng lên nhiều. Và để theo kịp được sự phát triển chung của toàn xã hội, ngoài các phương tiện hiện đại, các phương pháp quản lý tiên tiến cần được áp dụng đồng bộ thì ngoại ngữ, tin học cũng là việc

cần thiết cho mỗi cán bộ công chức nhằm làm chủ các phương tiện và mở cửa "kho tàng tri thức" của nhân loại nói chung, về BHXH nói riêng. Đặc biệt là đào tạo các chuyên gia giỏi về tin học, nhất là về phần mềm; các chuyên gia về chính sách BHXH; các chuyên gia về pháp lý; các chuyên gia về tính toán BHXH; các cán bộ kiểm tra. Từ đó nhằm nâng cao trình độ cả về chuyên môn và chính trị cho cán bộ đảng viên; rèn luyện phẩm chất đạo đức người công chức để mỗi cán bộ, đảng viên thực sự yêu ngành, yêu nghề, có trách nhiệm với công việc được giao và vì sự nghiệp chung của BHXH.

- Công tác tuyển dụng cán bộ cần xem xét đến trình độ, học vấn và đặc biệt là những kiến thức đó phải phù hợp với công tác được giao. Ngoài ra, để có thể thu hút những người có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn giỏi giúp họ yên tâm công tác thì BHXH cũng nên kiến nghị với Nhà nước có những chế độ đãi ngộ và sự hỗ trợ giáo dục đào tạo thoả đáng hơn.

Một số cán bộ ở cấp tỉnh, huyện trong quá trình làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, tiếp cận với các văn bản của Nhà nước một cách thụ động thiếu tính sáng tạo, phong cách làm việc còn mang tính chất hành chính quan liêu. Ở một số địa phương đã giải quyết cho cán bộ vừa làm vừa đi học tại chức để họ nâng cao được trình độ nghiệp vụ cũng như quản lý. Song đó mới chỉ là giải pháp mang tính chất tình thế nên khó tránh khỏi tình trạng chắp vá cả về số lượng và chất lượng. Do vậy, chúng ta phải xây dựng một định hướng đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ của toàn ngành bảo hiểm xã hội:

- Hình thành trung tâm đào tạo về đại học tại chức, nghiệp vụ tài chính kế toán, quản lý kinh tế, tin học riêng cho ngành bảo hiểm xã hội ở cấp tỉnh. Cần phải có chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng được cả nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ bảo hiểm xã hội các quận, huyện.

đặc biệt là đối với chức danh giám đốc và kế toán trưởng. Cần lựa chọn các cá nhân tiêu biểu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có quan điểm lập trường đúng đắn, có tình thương yêu đồng chí, đồng nghiệp, gắn bó với người lao động.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w