Quản lý nguồn thu bằng các phương pháp kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 77 - 79)

- Quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin

c) Quản lý nguồn thu bằng các phương pháp kinh tế

Mức thu BHXH phải căn cứ vào tiền lương hàng tháng của người lao động, bao gồm: Tiền lương ngạch bậc hoặc lương theo chức vụ, lương hợp đồng và các khoản phụ cấp; chức vụ, thâm niên chức vụ bầu cử, khu vực đắt đỏ, hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hoặc căn cứ vào thu nhập ghi trên hợp đồng lao động.

Về tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng lao động bằng mức tiền lương tối thiểu hoặc ký 02 hợp đồng với người lao động ở các mức khác nhau và lấy hợp đồng có số tiền lương phải trả ít hơn số thực trả để đăng ký với cơ quan BHXH. Tiền lương, tiền công bình quân của người lao động đang tham gia BHXH của khối doanh nghiệp ngoài Nhà nước khoảng 2,8 triệu đồng; theo báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH, thực tế tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp ngoài lương khoảng 3,8 triệu đồng. Với khoản

chênh lệch 01 triệu đồng thì số thu BHXH, BHYT tương ứng khoảng 24 nghìn tỷ đồng/năm.

Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác thu BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và đương nhiên số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh lại thang bảng lương (Như đã tiến hành vào tháng 7/2012) thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Bên cạnh đó, mỗi năm, cơ quan BHXH thất thu khoảng 24.000 tỷ đồng tiền chênh lệch giữa tiền lương đóng BHXH và thu nhập thực tế của người lao động. Đơn cử, khối DN ngoài quốc doanh đóng BHXH ở mức bình quân là 2,8 triệu đồng/người/tháng, nhưng thực tế tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp ngoài lương bình quân khoảng 3,8 triệu đồng/người/tháng.. Mức thu BHXH ở nước ta còn thấp so với nhiều nước, cộng với tình trạng nợ đọng tiền BHXH vẫn còn lớn, trước hết là thiếu nguồn chi trả cho người hưởng BHXH, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người lao động. Tại các nước kinh tế phát triển như Bỉ ,tỷ lệ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động là 30% đến 40% so với tổng quỹ lương.Mặt khác không những tỷ lệ đóng góp thấp mà tiền lương để trích nộp BHXH cũng thấp và không đồng đều giữa các thành phần kinh tế

Việc quản lý tiền lương, tiền công còn lỏng lẻo, chưa thống nhất. Đặc biệt là việc quản lý tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng và xác định mức hưởng BHXH. Tình trạng hiện nay ở nước ta là thu nhập thực tế còn lớn hơn

rất nhiều lần so với thu nhập từ lương của những người lao động. Các đơn vị sử dụng lao động thường muốn người lao động của mình nhận được nhiều hơn để có thể yên tâm công tác, đóng góp cho doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nhiều hơn. Do đó, để tránh việc phải tăng tiền lương cũng đồng nghĩa là họ phải đóng thêm tiền BHXH cho người lao động mà phần họ chi cho người lao động lại giảm đi, họ sẽ tăng các khoản thu nhập cho người lao động thông qua các khoản thưởng và các hình thức thưởng khác nhau để tăng thu nhập cho người lao động, dẫn tới tình trạng hiện nay trong nền kinh tế nước ta, thu nhập thực tế có thể lớn hơn rất nhiều so với tiền lương thực tế. Do đó, trong thời gian tới cần thiết phải có sự quy định cụ thể hơn về thu nhập làm căn cứ đóng và hưởng BHXH, nên tính bằng thu nhập thực tế hơn là căn cứ vào tiền lương, bậc lương của Nhà nước; nếu làm tốt được công tác này không những là thuận lợi cho công tác BHXH mà còn thuận lợi cho một số mặt quản lý khác của Nhà nước.

Đối với những doanh nghiệp hay tổ chức làm tốt công tác thu đóng BHXH, đóng đúng, đủ, kịp thời và trung thực, Ngành BHXH đã có những hoạt động khen thưởng, nêu gương. Tuy nhiên số lượng này không nhiều, công tác đề xuất khen thưởng của BHXH Việt Nam đối với những đối tượng này còn hạn chế, do đó chưa có sức thuyết phục, động viên các thành phần tham gia.

2.3.2 Tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý nguồn thu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w