- Đối với cán bộ chuyên thu ở Trung ương:
d) Xem xét, sửa đổi luật BHXH,BHYT sao cho phù hợp với điều kiện hiện nay
kỹ cả về lý luận lẫn thực tiễn.
d) Xem xét, sửa đổi luật BHXH, BHYT sao cho phù hợp với điều kiệnhiện nay hiện nay
Điều chỉnh những bất cập của Luật BHXH như:
+ Quy định mức lương tối thiểu chung để giải quyết chế độ BHXH là mức lương tối thiểu chung trong khu vực Nhà nước; trong khi thu BHXH thì thực hiện thu theo lương tối thiểu từng khu vực cụ thể.
+ Đề nghị Chính phủ sửa lại công thức tính lương hưu để đảm bảo công bằng với mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử với công nhân khu vực ngoài Nhà nước.
+ Nâng cao mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH. + Trao quyền xử phạt các vi phạm trong lĩnh vực BHXH cho cơ quan BHXH.
+ Có sự ràng buộc giữa việc thành lập doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ BHXH.
+ Quy định tiền lương trích nộp BHXH dựa trên cơ sở thu nhập thực tế của người lao động. Để quy định này khả thi nên có quy định các khoản thu nhập đều phải thực hiện qua tài khoản cá nhân (điều này cũng phù hợp với xu hướng chung của quốc tế).
+ Loại bỏ các khe hở trong việc tăng lương trước thời gian cho người nghỉ hưu.
+ Xem xét tăng tuổi nghỉ hưu và mức đóng BHXH, BHYT.
nguyện tham gia BHYT sẽ tham gia theo hộ gia đình thay vì cá nhân như hiện nay. Việc tham gia này sẽ nâng cao được vai trò, trách nhiệm của UBND xã, phường, thị trấn. Bởi khi triển khai theo hướng này thì phải gắn với trách nhiệm, vai trò của cấp xã nhằm xác minh các hộ gia đình trên địa bàn mình xem ai là đối tượng chưa có thẻ BHYT để có hướng triển khai. Thực tế, lâu nay chúng ta còn bỏ sót nhiều đối tượng là do chưa phát huy vai trò của cấp này. Do vậy, vẫn còn hiện tượng cấp thẻ BHYT bị trùng lặp, một người có thể có đến 2-3 thẻ. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm pháp luật về BHYT còn thiếu và chưa đủ mạnh, nhiều đối tượng Luật quy định có trách nhiệm tham gia như HSSV, hộ cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi nhưng lại không có chế tài xử phạt khi không tham gia. Nhiều DN cố tình trốn đóng, nợ đóng BHYT do mức xử phạt vi phạm hành chính quá thấp.
Về lâu dài Chính phủ cần xây dựng các tiêu chuẩn về thống kê bảo hiểm nhằm mục đích duy trì chắc chắn vòng đời tối thiểu của quỹ BHXH. Các tiêu chuẩn thống kê này như cơ sở để tự động tăng tỷ lệ đóng phí, mức trần của lương cũng như việc sửa đổi công thức tính trợ cấp và các yêu cầu thích hợp về quyền lợi. Ví dụ, khi vòng đời của quỹ BHXH bị giảm xuống dưới mức tối thiểu chuẩn, điều hòa tỷ lệ đóng góp sẽ tự động khôi phục lại mức chuẩn. Bên cạnh đó nên sớm xây dựng các chính sách cụ thể và kế hoạch dài hạn cho việc bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Trong đó, cần điều chỉnh một số quy định trong chính sách BHXH bắt buộc: hạn chế việc nghỉ hưu trước tuổi như hiện nay, nên điều chỉnh tuổi nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động tại Điều 51 khoản 1 thành nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi trở lên.
3.3.2. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành
3.3.2.1. Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần tăng cường sự điều hành với bảo hiểm xã hội, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc ban hành các văn bản điều chỉnh hoạt động bảo hiểm xã hội và đề ra các chính sách bảo
hiểm xã hội phù hợp, tránh tình trạng những hậu quả xấu không biết quy trách nhiệm cho ai, cho cơ quan nào.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và kiểm soát việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội để phát hiện kịp thời những trường hợp vi phạm hoặc những điểm không phù hợp với thực tế. - Hiện nay mức phạt còn quá thấp so với số tiền mà doanh nghiệp chiếm dụng quỹ BHXH. Hơn nữa khi phát hiện ra các trường hợp chiếm dụng, trốn đóng BHXH, cơ quan lại không được quyền xử phạt mà chỉ lập biên bản rồi gửi cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý. Vì vậy việc xử lý có thể sẽ không được thực hiện kịp thời và dứt khoát. Do đó rất có thể dẫn đến hiện tượng tiêu cực trong việc xử lý và nộp phạt. Vậy nên, hoạt động kiểm tra, giám sát công tác thu mang lại hiệu quả thực sự thì mức phạt cần phải điều chỉnh.
3.3.2.2. Kiến nghị với các Bộ, Ngành, cơ quan