Chuẩn bị ở nhà.

Một phần của tài liệu giáo án NV 9 chuẩn KT (Trang 74)

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :

*Hoạt động 1 - Kiểm tra:

- Nêu các bước làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?

*Hoạt động 2 – Khởi động *Hoạt động 3 – Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Yêu cầu cần đạt GV kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà

của HS.

- Đặc biệt chú ý học sinh chuẩn bị kĩ cách làm bài văn nghị luận với 4 bước đều quan trọng không thể bỏ qua bước nào.

Luyện tập trên lớp.

GV hỏi: Trước một đề bài TLV nghị luận như vậy, em phải làm theo những bước nào?

HS đọc kỹ đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.

-HS luyện tập phần mở bài

( Có thể từ hoàn cảnh kháng chiến chống Mĩ cứu gian lao mà nổi bật lên hai nhân vật

- Có thể từ ý nghĩa tình cha con ruột thịt mà đề cập hai nhân vật)

GV hướng dẫn HS khai thác các luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.

? Luận điểm 1 cần triển khai những luận cứ nào?

HS thảo luận, trả lời.

I. Chuẩn bị ở nhà.

1. Ôn lại lý thuyết

2. Đọc lại truyện ngắn : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

II. Luyện tập trên lớp.

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bước 1: Tìm hiểu đề

- Đọc kỹ đề (chú ý từ quan trọng) - Xác định yêu cầu của đề.

- Thể loại: Nghị luận

(Cảm nhận về một đoạn trích)

- Nội dung: Đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

HS phải nêu được những cảm nhận sâu sắc của bản thân về nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết

* Mở bài

Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm đoạn trích

* Thân bài

Triển khai các luận điểm.

- Luận điểm1 : tình cảm cha con sâu nặng. + Luận cứ 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách.

Dẫn chứng : Thái độ, tình cảm của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha.

?Nghệ thuật kể chuyện của tác giả hấp dẫn ở những điểm nào?

HS thảo luận, trả lời.

Tóm tắt nội dung và nghệ thuật, khái quát ý nghĩa

+ Luận cứ 2: Ở khu căn cứ, tình cảm của ông Sáu thể hiện một cách tập trung nhất, sâu sắc nhất.

Dẫn chứng: Tâm trạng của ông Sáu sau khi chia tay con, quá trình ông làm chiếc lược ngà, lời trăn trối của ông trước lúc hy sinh,…

+ Luận cứ 3: Hành trình của cây lược sau khi ông Sáu hy sinh.

Luận điểm 2: Nghệ thuật kể chuyện:

+Luận cứ 1: Cốt truyện chặt chẽ với nhiều yếu tố bất ngờ nhưng hợp lý.

- Bé Thu nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà sau tám năm xa cách.

- Biểu lộ tình cảm nồng nhiệt và xúc động trước lúc chia tay:

Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc. +Luận cứ 2:Nghệ thuật kể chuyện(ngôi kể, người kể chuyện chủ động)

- Cuộc gặp gỡ tình cờ nhân vật - người kể chuyện với bé Thu (bây giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm)trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao liên vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười. - Lựa chọn ngôi kể phù hợp: Truyện được kể qua lời của một nhân vật trong tác phẩm: Ông Ba - người bạn thân thiết của ông Sáu. Cách lựa chọn ngôi kể như vậy vừa tạo ra ấn tượng khách quan vừa có sức thuyết phục, bày tỏ sự thông cảm chia sẻ.

+Luận cứ 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật (nhất là trẻ thơ) chính xác, hợp lý, tinh tế.

+Luận cứ 4: ngôn ngữ

- Ngôn ngữ tự nhiên, lời kể hấp dẫn.

- Kể xen miêu tả. Giọng kể giàu cảm xúc, chân thực, sinh động, đầy sức thuyết phục.

* Kết luận

- Đoạn trích diễn tả chân thực, cảm động về tình cha con thắm thiết, sâu nặng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, xây dựng tình huống bất ngờ, tự nhiên hợp lý, cách miêu tả tính cách nhân vật đặc sắc, thể hiện tình cảm sâu sắc của tác giả: cảm thông, sẻ chia, trân trọng.

*Hoạt động 4 – Củng cố

- GVcho học sinh quan sát một đoạn văn và cho biết đoạn văn nằm ở phần nào trong dàn ý của bài.

*Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học

- Học thuộc phần ghi nhớ NL về tác phẩm hoặc đoạn trích. - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên.

- Chuẩn bị bài nghị luận về bài thơ,đoạn thơ. - Tiết tiếp theo học bài: SANG THU

Tuần 27, Tiết:121…… Ngày soạn: 2/3/2010………

SANG THU

(Hữu Thỉnh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

- Hiểu những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

-Tích hợp phần TLV bài : Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ,Tiếng Việt bài: Các phép tu từ.

1.Kiến thức:

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại.

- Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3.Thái độ:

- Yêu mến và cảm nhận được nét đẹp của mùa thu quê hương.

B. CHUẨN BỊ:

-GV: Chân dung nhà thơ Hữu Thỉnh, tranh ảnh mùa thu, bảng phụ -HS : Bài soạn các câu hỏi trong sgk

C.TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG :*Hoạt động 1 - Kiểm tra: *Hoạt động 1 - Kiểm tra:

- Đọc bài thơ Viếng lăng Bác và cho biết cảm xúc của tác giả khi rời lăng

*Hoạt động 2 - Khởi động: Thời điểm giao mùa thường gợi những cảm xúc riêng. Những vần thơ viết về khoảnh khắc ấy thật đẹp: Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo phai mờ dệt lá vàng

Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ thu đẹp nhẹ nhàng của một hồn thơ tinh tế: SANG THU của Hữu Thỉnh

*Hoạt động 3 – Bài mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt HD Tìm hiểu chung về văn bản.

GV yêu cầu HS nêu những nét khái quát về tác giả. HS trình bày.

I. TÌM HIỂU CHUNG

1 . Tác giả, tác phẩm

a) Tác giả

Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ởTam Dương - Vĩnh

GV yêu cầu HS nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. HS trình bày.

GV: Bài thơ viết theo thể thơ nào?

GV đọc mẫu, sau đó hướng dẫn HS đọc: Giọng đọc chậm rã, rõ ràng, mạch lạc, phù hợp với thể thơ 5 chữ.

HS đọc phần Chú thích trong SGK.

? Nêu bố cục và nội dung từng phần

HD tìm hiểu văn bản

HS đọc khổ thơ 1

? Sự biến đổi của đất trời sang thu được tg cảm nhận từ đâu và qua những tín hiệu nào?Thể hiện qua những cảm quan nào?

- Từ không gian làng quê( trong vườn, trước ngõ, sân nhà)

- Hương vị của ổi qua khứu giác -Vận động của gió qua xúc giác -Xuất hiện của sương qua thị giác

GV bình

Khứu giác nhận ra mùa thu từ hương ổi.Cái mùi hương ấy là mùi hương đặc sản của dân tộc,mùi hương riêng của mùa thu làng quê.

Xúc giác cảm nhận mùa thu trong cái không khí giao mùa nửa hư nửa thực của gió se

Những giọt sương trong suốt long lanh như những giọt lưu ly đã xuất hiện vào buổi sớm mai chuyện động chầm chậm nơi đường thôn ngõ xóm).

GV: Em cảm nhận được gì qua các từ: Bỗng, hình như, phả?

- Bỗng: Ngạc nhiên ,bất ngờ trước tín hiệu thu - Phả: Hương vị ổi,hương vị thu thơm nồng nàn

Phúc. Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

- Từ năm 2000, là tổng thư ký Hội nhà văn Việt nam.

b) tác phẩm

- Bài thơ được sáng tác vào cuối năm 1977. Những suy nghĩ của người lính từng trải qua một thời kì trận mạc và cuộc sống khó khăn sau ngày đất nước thống nhất đọng lại trong những vần thơ sang thu

lắng sâu cảm xúc

2. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Đọc bài thơ - Chú thích (SGK)

3.Bố cục:

-Khổ 1: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu

-Khổ 2: Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu - Khổ 3:Thu đã đến thật rõ ràng

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1.Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:

quyến rũ

- Hình như: Hóa ra bức tranh kia không phải chỉ được cảm nhận bằng các giác quan mà là bằng tâm hồn. Nó tạo ra 1 sự mơ hồ tuyệt vời trong cảm nhận bức tranh thu có 1 chút lâng lâng nao lòng đến ngỡ ngàng trong tâm trạng nhà thơ

?Cảm nhận của nhà thơ khi đất trời vào thu như thế nào?

HS đọc diễn cảm khổ thơ 2

GV: em hãy phân tích khổ thơ 2 để thấy được sự tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển của không gian lúc sang thu.

HS thảo luận, trình bày ý kiến, nhận xét, bổ sung. GV: hình ảnh nào em thấy ấn tượng nhất? vì sao? + Dòng sông dềnh dàng: Từ láy miêu tả mặt nước dâng lên phẳng lặng ,thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản, gợi lên vẻ đẹp êm dịu của bức tranh thiên nhiên mùa thu.

+ Những cánh chim chiều bắt đầu vội vã tìm về tổ trong buổi hoàng hôn (không còn nhởn nhơ rong chơi hoài bởi tiết trời mùa hạ).

+ Hình ảnh đám mây mùa hạ với sự cảm nhận đầy thú vị, sự liên tưởng độc đáo “vắt nửa mình sang thu”: Cảm giác giao mùa được diễn tả cụ thể và tinh tế bằng một hình ảnh đám mây của mùa hạ cũng như đang bước vào ngưỡng của của mùa thu vậy. Dường như giữa mùa hạ và mùa thu có một ranh giới cụ thể, hữu hình, hiển hiện, liên tưởng đầy thú vị không chỉ cảm nhận thị giác mà là sự cảm nhận bằng chính tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh.

? Qua cách cảm nhận tín hiệu không gian rộng lớn và các hình ảnh vận động có tính chát người,những động từ giàu sức biểu cảm, em thấy tình cảm nhà thơ bộc lộ như thế nào?

HS đọc khổ thơ 3.

? Em hiểu về cái nắng của thời điểm giao mùa này như thế nào? Theo em, nét riêng của thời điểm giao mùa hạ - thu này được tác giả thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào?

HS thảo luận, trình bày.

- Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần (tuy không còn nét tươi mới của đầu hạ), nắng đã yếu dần bởi gió se đã đến. Không gian đó, cảm giác thời điểm đó thật thú vị.

-Cơn mưa mùa hạ thường nhanh bất chợt đến rồi chợt đi. Tác giả dùng từ “vơi” có giá trị gợi tả như sự đong đếm những vật có khối lượng cụ thể để diễn

ngữ gợi tả.

- Cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.

2.Những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:

- Từ láy, nhân hóa

-Với tâm hồn nhạy cảm tinh tế của tác giả, tất cả không gian cảnh vật như đang chuyển mình từ từ điềm tĩnh bước sang thu

3.Cảm nhận về thời tiết khi chuyển hạ sang thu:

tả cái số lượng vô định - diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt bất ngờ của mùa hạ. Tất cả đều chầm chậm, từ từ, không vội vã, không hối hả.

? Hình ảnh được gợi tả trong hai câu thơ cuối có gì đặc sắc?

- Ý nghĩa tả thực:

+ Hình tượng sấm thường xuất hiện nhiều và bất ngời đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ (sấm cuối mùa, sấm cuối hạ cũng bớt đi, ít đi lúc sang thu).

+ Hàng cây cổ thụ, cảnh vật thiên nhiên vào thu không còn giật mình, bất ngờ bởi tiếng sấm mùa hạ. - Nghĩa ẩn dụ (đầy tính suy ngẫm)

+ Sấm: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

+ Hàng cây đứng tuổi: Hình ảnh gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn.

GV bình: 2 câu thơ mang đậm tính suy nghĩ, triết lí, phù hợp với không gian vào thu - những âm thanh sôi động mạnh mẽ của mùa hạ vơi dần, thưa dần, để lại cảnh thanh bình yên ả của mùa thu, gợi tả trong nhịp sống sôi động của thời hiện tại. Mỗi khi ta dừng lại suy ngẫm về cuộc sống, ta sẽ có thêm những chiêm nghiệm mới.

Hoạt động 3. Tổng kết -Nêu ý nghĩa bài thơ?

GV: Hãy nêu những nét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Thể thơ 5 chữ. Nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng. - Nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc.

- Sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ

Từ cuối hạ sang đầu thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài Sang thu.

- Lòng yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ Hữu Thỉnh.

HS nêu những nét chính trong phần Ghi nhớ

HD luyện tập

- Hình ảnh ẩn dụ

Một phần của tài liệu giáo án NV 9 chuẩn KT (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w