tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):
+ Nội dung: Những nhận xét, đánh giá ... về tác phẩm truyện pahir xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, từ tính cách, hành động.. của nhân vật nghệ thuật trong tác phẩm
+ Hình thức của dạng bài: bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác; luận điểm, luận cứ rõ ràng
III. Luyện tập
1. Vấn đề nghị luận
Tình thế lựa chọn nghiệt ngã của nhân vật lão Hạc và vẻ đẹp nhân vật này.
2. Các ý kiến được nêu
- Đấu tranh nội tâm: Những mâu thuẫn giằng xé xung quanh việc lựa chọn giữa sống và chết. Sống thì ra sao? Chết thì thế nào? (Phân tích nội tâm nhân vật)
- Hoạt động : cuối cùng lão chọn cái chết thảm khốc: Việc chọn cái chết đã được chuẩn bị từ lâu: từ câu chuyện với ông giáo, bán con Vàng, gửi vườn và tiền…
- Sự nhận thức, đánh giá về nhân vật lão Hạc: + Người cha rất mực thương con, hy sinh cho con.
+ Người nông dân giàu lòng tự trọng, thà “chết trong còn hơn sống đục”.
Lão Hạc là người đáng thương, đáng kính, đáng trân trọng.
*Hoạt động 4 – Củng cố
- Nhắc lại ghi nhớ
* Hoạt động 5 – Hướng dẫn tự học
- Viết bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích dựa vào àn ý trên
Tuần: 26, Tiết:119 Ngày soạn:25/2/2011
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN (HOẶC ĐOẠN TRÍCH) (HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
A. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu và biết cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) .
1.Kiến thức:
- Đề bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
2.Kĩ năng:
- Xác định yêu cầu về nội dung và hình thức của một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại bài viết và sửa chữa cho bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
B. CHUẨN BỊ:
- GV: Bảng phụ, bài soạn