Cồn (Ethanol)

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 94)

Ethanol thường dùng nồng độ 700

để tẩy rửa da trước khi tiêm thuốc hoặc thiến gia súc đực, vết thương…

Dung dịch tốt nhất là cồn 700, còn cồn 900, 960 thường gây xót mạnh trên vết thương và làm cháy bề mặt tổ chức. Người ta thường phối hợp cồn với Iodine hoặc cồn với thuốc đỏ…Sẽ cho hiệu lực diệt trùng mạnh hơn. Cồn còn làm đông protein của tế bào ở vết thương làm các tế bào này trở thành hàng rào che chở cho các tế bào lành mạnh bên trong, nhờ đông protein nên dễ ngấm các loại thuốc đỏ, thuốc xanh Methylen hơn tạo màng che chở vết thương mau chóng hơn.

Cồn còn là thuốc cầm máu, làm co mạch máu, đông huyết nhanh, chóng bịt miệng các mạch máu đứt. Hiện nay cồn là loại thuốc sát trùng thông dụng, rẻ tiền được dùng phổ biến trong thú y.

* Các loại acid, kiềm và kim loại khác.

- Axit: Acid bori là loại axit yếu vẫn thường được dùng để sát trùng nhẹ, nhất là niêm mạc mắt, bộ phận sinh dục…

- Kiềm: Xút, carbonat natri, vôi sống, vi trùng bị diệt hầu hết ở pH = 9, siêu vi trùng bị diệt ở môi trường kiềm độ cao. Dung dịch Na2CO3 4% ( Washing soda) được dùng để tẩy trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi khi có dịch lở mồm long móng.

+ Mercuric chlorid, mercuric iodid, mercuric cyannide. + Phenyl mercuric natri, phenyl mercuric acetat.

+ Thiomersal ( merthiolat). + Thuốc đỏ ( mercurochrom).

4.3. Ký sinh trùng

Không sử dụng thịt của các loài vật nuôi bị nhiễm một số bệnh lây sang người làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, ví dụ bệnh gạo lợn, gạo bò

5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi. 5.1. Dụng cụ. 5.1. Dụng cụ.

Đây là công việc quan trọng trong khâu vệ sinh như: Các thiết bị và phương tiện sản xuát thức ăn ở nhà máy sản xuất cũng như ở cơ sở sản xuất luôn chú ý khâu vệ sinh nhằm đảm bảo điều kiện lúc vận hành, sử dụng tránh ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân lúc vận hành, đảm bảo vệ sinh an toàn thức ăn.

5.2. Thức ăn.

Vệ sinh thức ăn là một quá trình khép kín từ khi chuẩn bị, lựa chọn, nhập kho nguyên liệu, chuyển vào dây truyền sản xuất, cho đến khi sang chiết và bảo quản sản phẩm.

5.3. Ngƣời chăn nuôi

Là nhân tố quyết định đến sự thành công hay không của cơ sở sản xuất. Vì họ là người có quyền lựa chọn sản phẩm.

6. Thực hành: Vệ sinh thức ăn khi chăn vật nuôi.

6.1. Mục đích: Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về công việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

6.2. Yêu cầu: Thực hiện được công việc vệ sinh thức ăn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. thuật.

6.3. Vật tƣ, dụng cụ và địa điểm: Tại bất kỳ một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...) nuôi (Trâu bò, lợn, gà, vịt...)

6.4. Hình thức tổ chức

Lớp học chia làm nhiều nhóm và tiến hành công việc lần lượt. Các bước tiến hành

6.5. Sản phẩm ứng dụng

6.6. Nội dung thực hành

6.6.1. Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn.

- Tiêu chuẩn nhà nước - Tiêu chuẩn cơ sở

6.6.2. Loại bỏ tạp chất trong thức ăn.

- Tạp chất thô - Tạp chất tinh

6.6.3. Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn

- Nguồn gốc hữu cơ - Nguồn gốc vô cơ

6.6.4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn.

- Nấm mốc - Vi sinh vật - Ký sinh trùng

6.6.5. Vệ sinh khi chăn vật nuôi.

- Dụng cụ - Thức ăn

- Người chăn nuôi

6.7. Tổ chức thực hiện

- Giáo viên hướng dẫn học viên điều tra, đánh giá, lựa chọn

- Tiến hành thực hiện các nội dung trên theo nhóm dưới sự giám sát và hỗ trợ của giáo viên.

6.8. Đánh giá cho điểm

Giáo viên đánh giá cho điểm kỹ năng theo các bước công việc sau: - Loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn

- Vệ sinh thức ăn chăn nuôi

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

Bài tập 1: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt Bài tập 2: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho lợn nái nuôi con.

Bài tập 4: Thực hiện loại bỏ các tạp chất khỏi thức ăn hỗn hợp cho gà đẻ chuyên trứng.

C. Ghi nhớ

- Xác định tiêu chuẩn vệ sinh các loại thức ăn. - Loại bỏ tạp chất trong thức ăn.

- Loại bỏ chất độc hại trong thức ăn

- Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn. - Vệ sinh khi chăn vật nuôi.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun: I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Là đơn vị học tập mà học viên nghề được trang bị sau khi học xong mô đun; Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề, nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

- Mô đun được tích hợp giữa kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp một cách hoàn chỉnh nhằm giúp học viên nghề có năng lực thực hành đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn hỗn hợp chăn nuôi.

II. Mục tiêu:

Học xong mô đun này học viên có khả năng:

1. Kiến thức:

- Lựa chọn hình thức và đóng gói; - Bảo quản và vận chuyển thức ăn; - Sử dụng và vệ sinh thức ăn.

2. Kỹ năng:

- Thực hiện được lựa chọn hình thức và đóng gói - Thực hiện được bảo quản và vận chuyển thức ăn - Thực hiện được sử dụng và vệ sinh thức ăn

3. Thái độ:

- Làm việc nghiêm túc, sáng tạo và tiết kiệm vật tư, máy móc...

- Cẩn thận, chu đáo tỷ mỷ khi thực hiện công việc lựa chọn hình thức và đóng gói, bảo quản và vận chuyển thức ăn, sử dụng và vệ sinh thức ăn.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)