- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).
d. Các saponozid
Phần không đường của glucozid có chứa saponozid rất dễ gây bọt, khi gia súc ăn với lượng lớn sẽ gây độc do hiện tượng lên men sinh hơi dạng bọt khí trong dạ cỏ (loài nhai lại), hay manh tràng (ngựa) và các động vật khác.
Saponozid phân bố khá rộng rãi trong thực vật, đối với súc vật nuôi cần chú ý các cây sau: cỏ Konkoly – cỏ lộc vực mọc lẫn trong lúa, khi làm cỏ lúa đã nhổ về cho trâu bó ăn. Nếu hạt cỏ này lẫn nhiều trong các hạt ngũ cốc > 0,5% cũng gây độc. Ngoài ra một số cỏ họ đậu như cỏ alfalfa sp. Những cỏ non mọc về mùa xuân, dây khoai lang, lá dâm bụt... loài nhai lại ăn quá nhiều. Do khả năng dễ tạo bọt, thú ăn cỏ, đặc biệt thú nhai lại trong đường tiêu hoá có nhiều vi sinh vật lên men, sinh hơi. Khi hơi sinh ra bị các chất nhầy trong cây tạo bọt khí. Kết quả thú không ợ được hơi. Bệnh chướng bụng, đầy hơi của gia súc phát sinh.
Chất saponozid trong cỏ alfalfa sp còn là chất kháng dinh dưỡng (antinutritive). Chất chiết ra từ cỏ alfalfa sp đã ức chế sự sinh trưởng đối với gà, lợn, bê. Dịch chiết từ cỏ alfalfa sp cũng chứa ức chế tiêu hoá (antiproteinase).
3.1.3. Các acid amin không protein – non protein amino acid
Các acid amin nay có tên khác a cid amin bất thường. Có trong cây họ đậu cố định đạm (nitrogen – fixing trees). Trước tiên nitrogen liên kết với các hợp chất hữu cơ tạo các alkaloid hay những a cid amin bất thường. Các chất này tích luỹ lại trong cây, tạo sản phẩm thứ cấp không hại cho cây. Các acid a min này có công thức giống những acid a min không thay thế (acid a min cần thiết) rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi. Nhưng khi vào cơ thể, chúng không giữ được vai trò sinh học, trở thành yếu tố đối kháng với acid amin cần thiết gần giống nó. Khi động vật ăn phải, nó sẽ được hấp thu vào cơ thể làm thay đổi và gây rối loạn quá trình trao đổi chất, gây độc.
Nhiều cây thuộc họ đậu nhiệt đới chứa a cíd amin bất thường như cây đậu chàm –Indigofera spicata, cây Lathyrus cicera.
Bảng: Sự phân bố của acid amin bất thƣờng trong hạt cây họ đậu Acid amin bất thƣờng Các giống cây họ đậu Hàm lƣợng (g/kg)
Neurolathyrogens -cyanoalanine -(N-oxalylamino)alanine ,-diaminobytiric a cid Vicina sativa 1.5 Lathyrus sativa 25,0 Lathyrus latifotius 16,0 Arginine analogues Canavanine Canavalia ensiformis 51,0 Gliricidia sepium 40,0 Robinia pseudoacacia 98,0 Indigofera spicata 9,0 Vicia Villosa 29,0 Indospicine Indigofera spicata 20,0 Homoarginine Lathyrus cicera 12,0
Aromatic