- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).
4. Loại bỏ nấm mốc, vi sinh vật và ký sinh trùng trong thức ăn 1 Nấm mốc.
4.1. Nấm mốc.
Nguyên vật liệu nhiễm nấm mốc được loại bỏ ngay từ khi lựa chọn và trước khi nhập kho:
- Các loại nấm mốc thường gặp ở ngô, khô dầu đậu tương
4.1.1. Kỹ thuật bảo quản, chế biến
Sau khi thu hoạch, hạt phải được phơi khô, quạt sạch, bao gói kín. Kho tàng cần thông thoáng, diệt chuột, bọ, mối, mọt... Gồm có những biện pháp cụ thể sau:
* Biện pháp vật lý
+ Nhiệt độ:
Có thể phơi khô (dùng năng lượng mặt trời), sấy khô bằng các nhiên liệu khác nhằm đảm bảo độ ẩm của lương thực nói chung dưới 12%, lạc dưới 9%. Đây là môi trường không thích hợp cho nấm mốc phát triển và sản sinh độc tố.
+ Chiếu xạ:
Nông sản được bảo quản bằng cách chiếu các tia gamma ( ), tia cực tím (UV). Chúng tiêu diệt nấm mốc ở liều từ 4 - 5 KGY.
Theo quy định của FAO, IAEA và WHO (1970), liều dùng cho khoai tây là 0,1 KGY, các loại hạt nhũ cốc khác - 0,75 KGY (1KGY = 100 Krad = 1Kj/kg). Cần lưu ý liều này có thể kích thích sự phát triển và sản sinh Aflatoxin ở Aspergillus Flavus.
+ Sử dụng các loại khí:
- Khí CO2 được dùng để bảo quản lương thực, thức ăn gia súc đựng trong các túi polyetylen kín. Nồng độ CO2 cần đạt 20% ở nhiệt độ 170C và 40% ở nhiệt độ 250
C.
- Trong môi trường có khí ozon 10mg/m3 không khí trong nhiều ngày, ngăn cản được nấm mốc phát triển trên lương thực.
- Khí methylbromid 120 mg/l/4 giờ hoặc 40mg/l/24 giờ tiêu diệt được nhiều loài nấm mốc.
- Gastoxin và foxmon ít có tác dụng ức chế nấm mốc phát triển, nhưng gastoxin có tác dụng tốt trong bảo quản để diệt mọt.
* Biện pháp hoá học
+ Các acid hữu cơ:
Do tính chất dễ tan, độ độc thấp, một số acid hữu cơ mạch ngắn được sử dụng để ngăn cản sự phát triển của nấm mốc. Hiệu quả tác dụng của các acid được xác định bằng độ pH, độ hoà tan và loại lương thực mà chúng tác dụng đến.
- Acid Sorbic:
Acid Sorbic ít hoà tan trong nước, thường dùng muối potasium của nó. Tác dụng chống nấm của acid sorbic tốt nhất ở pH = 5.
ở liều lượng 0,025% (250ppb) Sorbat ức chế phát triển của 10% nấm Aspercpillus và sự sản sinh 28% Aflatoxin. 1% acid Sorbic hoặc muối Sorbat đều ức chế hoàn toàn sản sinh độc tố.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 đã thử nghiệm acid Sorbic đối với phần lớn các loài thức ăn có mặt trong thức ăn chăn nuôi như: Aspergillus flavus, A. niger, A. candidus... cho thấy acid Sorbic ở hàm lượng 50mg/100ml môi trường đã ức chế hoàn toàn các loài nấm thử nghiệm. Acid Sorbic ở nồng độ 50
/00 thí nghiệm ở độ ẩm cao 21,6% có thể kéo dài thời gian bảo quản ngô tới 60 ngày. Các nồng độ 10/00 acid Sorbic tỏ ra không có hiệu lực ngăn chặn phát triển của nấm mốc.
- Acid Propionic:
Là loại acid tan trong nước, cồn và chloroform. Bản thân nó và các muối đều có tác dụng chống nấm. Trong công nghiệp thực phẩm thường dùng các muối natri hoặc canxi propionat.
ở nồng độ 0,5 đến 1,0% acid propionic hoặc Natri propionat giữ cho ngô không bị nhiễm nấm mốc trong 17 tuần. Acid propionic có tác dụng chống nấm Aspergillus Flavus tốt hơn canxi propionic.
Masimango và cộng sự, 1979 nghiên cứu tác dụng hạn chế sinh độc tố từ Aspergillus Flavus của acid propionic và canxi propionat. Kết quả cho thấy 0,5 - 1,0 % acid propionic hạn chế nấm A. flavus từ 49,2% - 53,2%. Canxi propionat cho hiệu quả kém hơn.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thông báo khả năng sử dụng acid béo bay hơi như acid propionic, acid Sorbic bảo quản ngô và khô lạc giai đoạn còn tươi sau khi thu hoạch, có chứa hàm lượng nước khá cao (21,6%) có thể kéo dài được 2 tháng. Điều này có ý nghĩa trong thực tế là tạm thời bảo quản chờ những ngày nắng để phơi khô.
- Acid benzoic:
Trong thực tế thường dùng acid benzoic hoặc natri benzoat để phòng chống nấm mốc. Tác dụng tốt trong môi trường acid và kém trong môi trường trung tính.
Acid benzoic và natri benzoat đều ức chế rất mạnh Aspergillus flavus sinh độc tố. Acid benzoic và natri benzoat nồng độ 1% ức chế sản sinh độc tố từ 23,2 - 23,6%.
Ethyl benzoat 0,02% (5mg/25ml) hoàn toàn ức chế sinh độc tố và ức chế phát triển 78% Aspergillus flavus. Methyl benzoat cùng liều lượng trên cũng ức chế 61% Aspergillus flavus phát triển và ức chế hoàn toàn việc sinh độc tố.
ở liều từ 1 - 3% các acid hoặc muối Na và Ca của các acid Sorbic, propionic, acetic, benzoic có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc trong một thời gian khá dài. Ngoài ra, một số hợp chất hữu cơ khác như các Thiosulfid - Na2SO3, KHSO3, NaHSO3, Na2S2O5, hiabendazol, Diphenyl đều có tác dụng ức chế nấm.
+ Một số chế phẩm có tác dụng chống nấm
Natamycin (pimaricin) là loại khấng sinh có tác dụng diệt nấm rất tốt, được cho phép dùng để bảo quản lương thực, thực phẩm ở các nước châu Âu.
100 ppm (0,01%) Natamycin ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus flavus trên phomat. Nghiên cứu của Shahani and Goldberg, 1972; Cattaneo và cộng sự, 1978 cho thấy 1,0 ppm (0,0001%) Natamycin ức chế yếu A. flavus nhưng hạn chế được 25% việc sinh độc tố.
Youself và cộng sự, 1980 cũng thông báo kết quả nghiên cứu hạn chế phát triển nấm Aspergillus parasiticus của kháng sinh Nisin ở liều lượng 5 và 125 ppm.
Dichlorvos, một hợp chất cơ phospho chống côn trùng phá hại mùa màng có thể được sử dụng chống nấm. Việc sinh độc tố Aflatocin từ nấm A. flavus và A. parasiticus mọc trên gạo, ngô, lạc ướt có thể bị ức chế hoàn toàn bởi liều lượng 20 ppm (0,002%) Dichloropos.
Methyl bromid ở nồng độ 120mg/l (0,012%) trong 4 giờ có thể tiêu diệt toàn bộ bào tử nấm Aspergillus flavus, A. Ochraceus.
Với liều lượng = 200ppm (0,02%) hydroxyanisol butylat một loại phenolic antioxidant có tác dụng ức chế A. flavus.
Các methylxanthines và chlorin cũng có tác dụng chống nấm A. flavus, A. parasiticus và ức chế việc chúng sản sinh độc tố.
Quixalud có thể ức chế sự phát triển của nấm mốc ở hàm lượng rất thấp (0,05 và 0,1%).. Ngoài ra Quixalud còn ức chế vi khuẩn và thúc đẩy tăng trưởng ở gà, lợn, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Chế phẩm Mold - Zap để bổ xung vào ngô ẩm có tác dụng chống mốc tốt. Chế phẩm này chứa 60% acid propionic, 15% amonium hydroxid (NH4OH) và các acid acetic, sorbic và benzoic. .
Một số dược liệu có tác dụng chống nấm Aspergillus flavus
Theo Bachmann, 1961, hạt tiêu Jamaica và đinh hương có tác dụng chống nấm mặc dù tác dụng này không tốt bằng quế và hạt nhục đậu khấu.
Morozumi, 1978 chiết được chất O - methoxycinnamaldehyd từ bột quế. Chất này ở hàm lượng 100mg/ml (0,01%) ức chế hoàn toàn sự phát triển của nấm A. flavus và A. parasiticus.
Hitokoto và cộng sự, 1978 đã nghiên cứu 13 loại dược liệu về tác dụng ức chế phát triển và sản sinh độc tố của nấm Aspergillus. Kết quả cho thấy bột vỏ quế là có tác dụng tốt nhất. Hạt anit, đinh hương và hạt tiêu Jamaica có tác dụng ức chế phát triển và sinh độc tố của nấm, trong khi một số dược liệu khác chỉ ức chế sinh độc tố. Dịch chiết của cây đinh hương, tinh dầu thym ức chế hoàn toàn nấm A. flavus (ở nồng độ = 0,4mg/ml ~ 0,04%). 0,2% ethanol extract của hạt anit ức chế phát triển tất cả các loại nấm.
Một số loại tinh dầu thực vật cũng có tác dụng ức chế phát triển và sinh độc tố của Aspergillus flavus. Trong đó có tinh dầu cam, chanh, bưởi (Suba C., 1967). Tinh dầu bạc hà với nồng độ 1,1% ức chế nấm A. flavus (Sarbhoy và cộng sự, 1978).
Các loại tinh dầu hồi, tinh dầu tỏi đều có tác dụng chống nấm.
Đậu Ngọc Hào và cộng sự, 1994 thử nghiệm tác dụng của cây hoa cúc vàng (Chrysanthenum indicum L.) và lá xoan (Melia azedarach L.) đối với khả năng ngăn cản sự phát sinh, phát triển của nấm mốc trên ngô và khô lạc trong thời gian bảo quản ở kho dự trữ. Kết quả cho thấy sử dụng lá xoan hay cây hoa
cúc vàng để xong khói cho ngô có độ ẩm là 16,25% và 17% cũng như khô lạc có độ ẩm là 13,5% và 10% có thể kéo dài thời gian bảo quản được 30 ngày so với đối chứng.
4.1.2. Các biện pháp khử độc tố nấm mốc