Nguyên nhân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 71)

- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).

a. Nguyên nhân

Các chất nhạy cảm quang học có nhiều trong một số cây dùng làm thức ăn chăn nuôi:

Các cây thuốc họ kiều mạch cỏ Fagopyrum vulgare, Fagopyrum esculentum - gây độc cho loài nhai lại trong đó mẫn cảm nhất là bò sữa.

Với lợn, nếu ăn thường xuyên cỏ alfalfa chỉ có lợn ngoại do thiếu sắc tố da nên đã bị viêm. Còn với lợn nội da mầu chúng không có biểu hiện viêm da.

Chất này cũng có nhiều trong hạt của thực vật ammi visnagaammi majus - gây độc cho gia cầm: vịt. gà, ngan, ngống. Trong đó gà tây mẫn cảm nhất do trên cơ thể có nhiều da không có lông che phủ.

Khi thú nuôi ăn cỏ này nhiều đã xuất hiện loại bệnh có triệu chứng rất điển hình, người ta đã dùng tên này để đặt tên cho bệnh - fagopirizmus.

b. Cơ chế

Sau khi được hấp thu vào máu, chúng được chuyển đến dưới da nơi không có sắc tố bảo vệ. Dưới tác dụng của tia tử ngoại, trong ánh sáng mặt trời với bưiớc sóng 540 - 610 nm làm cho da đỏ ửng lên, gây đau, ngứa, sau đó viêm dộp da.

Muốn trị bệnh này, phải tránh không cho vật nuôi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nhột vật nuôi trong bóng tối hay nếu cần chăn thả nơi nào trên da không có sắc tố bảo vệ cần được che phủ kín bằng mầu tối.

Cần tránh không cho gia súc ăn nhiều cỏ Fagopyrum vulgare,

Fagopyrum esculentum, gia cầm ăn nhiều hạt hạt của thực vật ammi visnaga

ammi majus, lợn ăn thường xuyên cỏ alfalfa. 3.1.7. Các protein của thực vật- Toxanbunin

Gồm các protein thực vật có độc tính cao như: rixin có trong hạt Thầu dầu, croton trong hạt ba đậu, abrin trong hạt cây cam thảo dây. Các protein này có thể gây độc do làm dung huyết hay huỷ hoại tế bào ở nồng độ thấp.

3.1.8. Các axit hữu cơ

Trong cây nó tồn tại dưới thể tự do hay kết hợp với chất khác. Cả 2 trạng thái đều gây độc cho động vật nuôi khi ăn phải với số lượng lớn. Trong đó đáng chú ý nhất là: axit oxalic có trong khế chua, chua me, chút chít...với liều lớn gây phù nề, xuất huyết đường tiêu hoá. Axít cyanhydric trong củ sắn, măng tre, lá và hạt mơ, mận, đào.

3.1.9. Chất nhựa

Nhiều loại nhựa cây khi ăn phải có thể gây tổn thương đường tiêu hoá hoặc chạm phải sẽ kích ứng da hay niêm mạc. Các cây mang lông ngứa chứa a xít formic ở lá han. Các cây thuộc loại sơn manh nhựa độc bay hơi, dễ gây dị ứng do tiếp xúc.

3.2. Nguồn gốc vô cơ.

Các chất độc có hại trong thức ăn nguồn gốc vô cơ được loại bỏ từ khi lựa chọn nguyên vật liệu

Nguyên liệu dùng trong chế biến phân bón cho thức ăn chăn nuôi công nghiệp.

Các hộp kim loại dùng trong bảo quản và chứa đựng thức ăn đồ hộp: dùng hộp chì, thiếc đựng thức ăn, nếu trong đó là các sản phẩm của động vật có lẫn khí H2S sẽ hình thành chì sulphur mầu đen gây độc.

Kim loại lẫn vào thức ăn trong quá trình chế biến: nấu, nướng, chứa đựng, bảo quản...

Do ô nhiễm môi trường, các nhà náy hóa chất thải kim loại độc hại vào môi trường. Thông qua trao đổi chất, cây trồng, động vật nuôi hấp thụ làm cho mức kim loại độc hại có trong sản phẩm cao, gây ngộ độc cho người, động vật tiếp theo.

Hiện nay trong nông nghiệp các chất hoá học được sử dụng ngày càng nhiều, với các mục đích khác nhau, bao gồm:

- Các loại phân bón có nguồn gốc hoá học hay vi sinh nhằm tăng dinh dưỡng cho cây.

- Các chất điều hoà sinh trưởng (phytohormon): ví dụ như anxin, cytokinin, gibberelin. Các chất này có vai trò quan trọng trong các quá trình vận chuyển chất, phát triển, già, chín của cây trồng.

- Các hóa chất bảo vệ thực vật (pesticides): sử dụng với mục đích phòng trừ các các loại động vật, thực vật, vi sinh vật gây thiệt hại cho cây trồng.

Mặc dù các nhà khoa học, nhà sản xuất đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tạo ra các hợp chất trừ sâu diệt cỏ có các ưu điểm nêu trên, nhưng hiện nay các chất này vẫn có độc tính cao. Thời gian bán huỷ của nhiều chất rất lâu, trên 50 năm (Ví dụ: DDT). Tạo ra các chất độc hơn như dioxin khi sử dụng 2,4D và 2,4,5T. Gây ngộ độc cấp khi cơ thể nhiễm phải lượng lớn. Gây ngộ độc trường diễn khi cơ thể hấp thụ phải những lượng hết sức nhỏ trong thời gian dài vì chúng tích luỹ trong cơ thể. Khi sử dụng không đúng quy trình hướng dẫn thường gây ngộ độc (cấp và trường diễn). Hơn nữa, trong quá trình sử dụng con nguòi đã lạm dụng mặt tích cực, không chú ý đúng mức đến mặt tiêu cực dẫn đến phá vỡ hệ sinh thái, gây hậu quả xấu cho môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

* Phân loại các hóa chất Bảo Vệ Thực Vật.

Có nhiều cách phân loại các chất BVTV.

- Phân loại theo nguồn gốc: các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc do tổng hợp

- Phân loại theo cấu tạo hóa học

- Phân loại theo mục đích sử dụng: trừ sâu, diệt cỏ, diệt nấm.

- Phân loại theo đường xâm nhập: qua da, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa.

- Nếu kết hợp phân loại theo mục đích sử dụng và cấu tạo hóa học, HCBVTV có thể được chia làm 3 loại chính: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh (do nấm, virus,vi khuẩn), thuốc trừ cỏ.

Sau đây là một số thuốc BVTV dùng phổ biến ở nước ta trong thời gian gần đây. Đa số các hợp chất này đã được quy định giới hạn tối đa cho phép trong môi trường của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).

Một số thuốc bảo vệ thực vật thƣờng dùng ở Việt Nam

Tên chất Công dụng

(1) (2)

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)