- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).
b. Những hợp chất phenolic
Bản chất hoá học của phenolic là một vòng nhân thơm phenol có chứa nhóm hydroxyl, phân bố khà rộng trong thực vật. Khi thuỷ phân tanin sẽ được acid phenolic. Phenolic chiếm 20% trọng lượng lá khô trong các loại cây thân bụi nhiệt đới (Lowry, Thahar, 1983), dao động từ 13 – 50%. Trong chừng mực phenolic có tính độc vì nó kích thích hoặc bào mòn tổ chức. Trong cây, nó liên kết với tanin thành dạng không hoà tan (Conjugeted Tannin: CT).
Mặt khác, phenolic còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi sinh vật thông qua tác động bịt kín các trung tâm hoạt động của enzyme. Nếu vừa có tanin, vừa có acid phenolic, tác dụng gây hại càng nhiều vì tanin làm co các tế bào niêm mạc, biến tính chất niêm dịch, giảm đáng kể sự hấp thu, còn phenolic thì ức chế men tiêu hoá, kết quả cuối cùng là giảm đáng kể sự tiêu hoá thức ăn. Sự liên kết, giải độc phenolic với glyxin, acid glucoronic hoặc sulfat... những giới hạn khi sử dụng thức ăn có lượng phenolic cao cũng là những vấn đề được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu để sử dụng tốt nguồc thức ăn này.
3.1.5. Những chất kháng enzyme tiêu hoá protein (Proteinase Inhibitors)
Thức ăn có chất kháng enzym tiêu hoá protin khá phong phú.
Trong sữa đầu có antitrypsine chống lại sự hoạt động của men trypsin và chymotrypsin. Do vậy lượng kháng thể trong sữa mẹ mới chuyển sang cho con.
Trong các hạt của cây họ đậu đều có chứa antitrypsine, nhiều nhất là đậu nành, cô ve, sau đến các hạt đậu khác: Hà Lan, ngựa, hạt lanh, đậu phộng... cũng có nhưng ít hơn.
Thí nghiệm của Chan và Lume 1982 trên chuột ăn đậu sống winged liều 280 g/kg khẩu phần. Chuột giảm trọng lượng và chết sau 12 ngày. Mổ khám thấy tuyến tuỵ phát triển to hơn bình thường. Cũng loại đậu này, hấp chín ăn liều 300 g/kg chuột vẫn phát triển bình thường.
J.P.F D`Mello thí nghiệm trên gà đưa ra kết quả tương tự như trên chuột, tuyến tuỵ của gà thịt ăn đậu sống cũng to hơn.
Các thí nghiệm trên thú, cho vật nuôi ăn đậu nành sống sự tăng trọng chỉ bằng 1/3 so với ăn đậu nành chín.
Thành phần chất kháng enzyme tiêu hoá protein trong đậu nành
+ Glycinin – là dạng protein, chất này ức chế sự tiết men, làm giảm hoạt động cuả men trypsin, chymotrypsin và amylase. Để bù lại sự thiếu hụt men, buộc tuyến tuỵ phải làm bù. Kết quả, tuyến tuỵ bị phình to (hypertrophia). Chất này có tác dụng trên mọi thú nuôi, nhất là gà con, chuột, heo khi cho ăn đậu nành sống.
+ Lectin hay protein lectin, có đặc tính gây dung huyết, ngưng kết hồng cầu – hemagglutinin. Chất này có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của động vật non, nhất là chuột, lợn và gà con...
+ Soyin ức chế sự hoạt động của trypsin và lipase, làm giảm sự tiêu hoá đạm và mỡ.
Cả ba chất trên đều là chất kháng dinh dưỡng (antinutritiv), chúng rất nhậy cảm với nhiệt độ, giống như men urease cũng có nhiều trong hạt đậu nành sống. Chúng bị diệt ở 105 – 110 0C /10 – 30 phút.
Hiện nay đã có các máy sấy và sử lý nhiệt độ để diệt các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn rất hiện đại: máy sấy cỏ alfalfa, máy sử lý hạt đậu nành, đốt hơi hay bằng tia hồng ngoại, sóng cực ngắn, máy ép đùn (extruder). Các loại hạt họ đậu khi được sử lý bằng nhiệt hợp lý sẽ tăng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, động vật tăng trọng nhanh.
3.1.6. Các chất nhạy cảm quang học