Chuẩn bị kho bảo quản.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 39 - 41)

- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).

1. Chuẩn bị kho bảo quản.

1.1. Diện tích, không gian sử dụng.

Tùy theo quy mô sản sản xuất, tình hình kinh doanh của từng cơ sở mà có diện tích kho để bảo quản thức ăn khác nhau

Diện tích, không gian sử dụng để bảo quản thành phẩm nằm trong khuôn viên diện tích của cơ sở sản xuất, chiếm diện tích không lớn so với diện tích của cơ sở sản xuất.

Kho thành phẩm phải đảm bảo các yêu cầu: thoáng mát, tránh được tác động trực tiếp từ bên ngoài như mưa, nắng, bụi…; có các kệ kê các thành phẩm tránh hiện tượng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất.

Khu vực kho có nội quy, quy định riêng: - Khu vực kho, không phận sự miễn vào. - Khu vực bảo quản luôn vệ sinh sạch sẽ.

- Nhiệt độ ẩm độ trong kho phải tuân thủ theo điều kiện nhiệt độ bảo quản của thành phẩm (thức ăn chăn nuôi).

- Phải có lịch ghi chép theo dõi nhiệt độ, ẩm độ, hoạt động trong kho…

- Thường xuyên vệ sinh kho sạch sẽ chống nhiễm khuẩn trong khu vực kho sau mỗi ca, mỗi ngày làm việc

- Các sản phẩm hỏng, vỡ,… phải được dành riêng để có biện pháp xử lý

Tuyệt đối tuân thủ phương án “Phòng cháy chữa cháy” đối với kho bảo quản, có hệ thống bảo vệ tự động khi có sự cố bất thường xảy ra; an toàn lao động đối với nhân viên trong kho.

Mỹ quan: Trật tự ngăn nắp, sạch sẽ. Khoa học: Dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra.

Hình 7: Kho thành phẩm thức ăn chăn nuôi

1.2. Vệ sinh thú y.

Thông thường theo đúng các điều kiện ghi nhãn hàng hóa (điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bao bì,…), nếu không đáp ứng các điều kiện sẽ tạo cơ hội cho các vi sinh vật phát triển và gây nguy hại đến thành phẩm.

Phòng chống nấm mốc, mối mọt trong kho:

- Nấm mốc, mối mọt, côn trùng chuột bọ phát triển rất nhanh và có sức phá hoại lớn, cho nên trong công tác bảo quản phương châm dự phòng là chính.

- Ngăn ngừa, loại trừ các điều kiện phát sinh phát triển của nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ.

- Các hoạt động phòng chống nấm mốc, mối mọt, côn trùng, chuột bọ phải gắn liền với các hoạt động khác nhau (kiểm nhập, lấy mẫu, bảo quản, xuất hàng, vận chuyển, vệ sinh…) nhằm kịp thời phát hiện, cách ly và xử lý những hàng hóa hỏng không để lây nhiễm chéo.

Khu vực bảo quản phải sạch, không có rác tích tụ, không mang đồ ăn, vật dụng không cần thiết vào trong kho, không khạc nhổ bừa bãi tại khu vực kho.

Cán bộ, công nhân viên làm việc trong khu vực phải mặc quần áo bảo hộ lao động, phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với hàng hóa.

Tất cả cán bộ công nhân viên làm việc trong khu vực kho phải được kiểm tra sức khỏe định kỳ. Người mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có vết thương hở đều không được làm việc trong khu vực bảo quản.

Phải thực hiện quy trình kiểm nhận hàng. Khi nhận kiểm hàng phải phát hiện hàng hóa có dấu hiệu ô nhiễm, hỏng, bao bì không nguyên vẹn, nấm mốc và phải bảo quản riêng số hàng hóa nàyđể xử lý.

tránh tích tụ nhiệt và ẩm trong khối hàng.

Kiểm tra định kỳ trong suốt quá trình bảo quản, kịp thời phát hiện hàng hóa ẩm mốc, hỏng do côn trùng mối mọt, chuột bọ, cách ly riêng để xử lý.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)