Khử độc tố trong lương thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi * Biện pháp vật lý

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 84)

- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).

a. Khử độc tố trong lương thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi * Biện pháp vật lý

* Biện pháp vật lý

Gồm các biện pháp về nhiệt độ, chiếu xạ và hấp phụ độc tố.

- Nhiệt độ

Aflatoxin rất bền vững ở nhiệt độ cao. quan sát thấy Aflatoxin trong dầu ngô và dầu lạc không giảm độc lực thậm chí ở nhiệt độ 2500C.

Độ ẩm là yếu tố giúp cho nhiệt độ làm giảm hoạt Aflatoxin. Thức ăn chứa 30% độ ẩm đun nóng ở nhiệt độ 1000C trong 2,5 giờ làm giảm độc lực của 85% độc tố. Nếu độ ẩm là 6,6% trong cùng điều kiện chỉ là giảm độc lực 50%.

Điều này có thể được giải thích là muốn mở nhân lacton của phân tử phải có sự thuỷ phân và có thể có sự mất nhóm carbocyl. Trên thực tế, cần cho khô lạc ngấm ẩm trước khi đem sấy để phân huỷ Aflatoxin. Nhưng nhiệt độ làm giảm phẩm chất của các protein, cụ thể là lượng Lyzin. Nếu nhiệt độ không đủ, còn có nuy cơ làm tăng sức gây độc của A. flavus.

Về điều kiện nhiệt độ thấp (trong tủ lạnh) có ý kiến cho rằng độc tố vẫn hình thành, ý kiến khác lại khẳng định chúng bị ức chế.

- Chiếu xạ

Tia ở liều cao 10KGY mới làm vô hoạt được Aflatoxin nhưng liều này dễ làm hỏng nguyên liệu.

Các Aflatoxin được cho là mẫn cảm với tia tử ngoại (UV), tuy nhiên một số trong chúng vẫn bền vững. Tuy nhiên khô lạc được chiếu tia tử ngoại trong 8 giờ không giảm độc tính, vì các Aflatoxin được tạo thành từ trước không bị biến đổi.

- Hấp phụ

Có thể hấp phụ Aflatoxin B1 trong các chất lỏng, Aflatoxin M1 trong sữa bằng Bentonit.

* Biện pháp hoá học

- Loại bỏ Aflatoxin bằng dung môi

Người ta chọn các dung môi để chiết xuất, loại bỏ độc tố dựa trên tính chất các dung môi hoà tan Aflatoxin. Các dung môi được dùng nhiều nhất là aceton, benzen, cloroform. Methoxymethan được dùng làm dung môi tách

Aflatoxin trong chế biến thức ăn gia sức ở Nhật, Mỹ. Chất này bay hơi ở nhiệt độ thấp, không để dấu vết trong thức ăn.

Phương pháp này rất tốn kém và không thuận tiện trong điều kiện Việt Nam.

- Các chất làm giảm hoặc vô hoạt Aflatoxin

Các chất này làm biến đổi cấu trúc hoá học của Aflatoxin, dựa vào qúa trình oxyhoá, hydroxyl hoá phân tử Aflatoxin, phá vỡ nối đôi ở nhân furan ở đầu cùng các Aflatoxin B1 và G1. Trong số đó các chất 3-aminopropanol, natri glycin, 1-amino - 2 propanol, trinatriphosphat, acid phosphoric, vôi và amon carbonat có hiệu lực trung bình. Các chất methylamin, ethanolamin, trimethylamin, xút, cholin cho hiệu quả cao.

Trimethylamin và xút đã được nghiên cứu và cho kết quả tốt. Một loại khô chứa 2,85 m/kg Aflatoxin B1 với hàm lượng nước 15%, khi xử lý nhiệt với 1,25% methylamin hàm lượng Aflatoxin B1 giảm xuống còn 0,063mg/kg. Nếu đun nóng khô lạc có 0,068 mg/kg Aflatoxin B1 ở hàm lượng nước 22% với sự có mặt của 2% xút, lượng Aflatoxin B1 sẽ rút xuống còn 0,011mg/kg.

Aflatoxin thường bị giảm độc lực bởi các acid mạnh và kiềm mạnh. Na2SO3, NaHSO3 1% hoặc 2% có tác dụng làm vô hoạt Aflatoxin. Có thể khử Aflatoxin trong thức ăn bằng NaOH, NaHCO3, NH3. Bơm khí NH3 vào các bao thức ăn kín. Tác dụng của NH3 dưới áp lực làm Aflatoxin B1 bị biến đổi thành một chất không độc. Hàm lượng Aflatoxin 750 ppb ở ngô sau 13 ngày xử lý với 1,5% Amoniac ở nhiệt độ 320C đã giảm xuống còn 7 ppb. Hiện nay người ta sử dụng NH3 ở dạng khí nén được bơm tuần hoàn vào các thùng chứa ngô bằng thép hoặc trong các túi polyetylen có thể chứa tới 20 - 30 tấn ngô.

Trong số các chất oxy hoá, peroxit benzol và tetroxit osmium phản ứng với các Aflatoxin B1 và G1 nhưng không có tác dụng với B2 và G2. Các chất (NH4)2(SO4)3, NaOCl, KMnO4, NaBO3 và hỗn hợp 3% H2O2 + NaBO2 (1:1) tác dụng với cả 4 Aflatoxin B1, B2, G1, G2

* Biện pháp chuyển hoá sinh học

- Nấm và vi khuẩn

Đây là những tác nhân tích cực gây chuyển hoá sinh học. Loài Absidia repens và Mucor griseo - cyanus làm biến đổi Aflatoxin B1 thành một chất có tính độc kém đi 18 lần.

Các thử nghiệm của Ciegler và cộng sự, 1966 cho thấy các loại Aspergillus niger, Penicilium roistricki và nhất là Flavobacterium aurantiacum (chủng NRRL B. 184) có khả năng làm thoài biến các Aflatoxin. Cấy các loài vi khuẩn này vào thức ăn bị nhiễm độc (khô lạc, lúa mì, sữa, dầu chưa lọc) sau 44

giờ, phần lớn các Aflatoxin đã bị phá huỷ. Flavobacterium aurantiacum phá huỷ cả Aflatoxin B1, G1 và M1.

Cole và Kirksey, 1971 đã dùng một số loài thuộc giống Rhizopus làm biến đổi Aflatoxin G1 thành một chất chuyển hoá là Aflatoxin B3. Cùng các tác giả này năm 1972 đã nghiên cứu các chất chuyển hoá của Aflatoxin B1 do Rhizopus. Đó là các hydroxy - đồng vị không gian tách được từ Aflatoxin B1

do khử chức keton trên vòng cyclopentan trong cấu trúc Aflatoxin B1.

Ciegier và cộng sự, 1972 [27] trong môi trường acid (acid citric) đã thu được một hợp chất là Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1 LD50 của chất này ở vịt con là 55 àg (LD50 của Aflatoxin B1 ˜ 40 àg).

Aflatoxin B1 Hydroxy - dihydro - Aflatoxin B1

Cũng bằng con đường chuyển hoá sinh học Destroy và Hesseltine đã thu được Aflatoxin R0 ít độc hơn Aflatoxin B1.

Aflatoxin R0

- Động vật nguyên sinh

Loài động vật nguyên sinh Tetrahymena pyriformis đã làm thoái biến 58% Aflatoxin B1 (trong 24 giờ) thành một hợp chất huỳnh quang màu lam tươi. Đó là Aflatoxin R0 do gốc carbonyl của nhân cyclopentan bị biến đổi thành nhóm hydroxyl. Loài côn trùng Trogium pulsatorium cũng làm thoái biến các Aflatoxin G1 và G2 .

Chuyển hoá sinh học là một giải pháp tốt, không làm biến chất protein, không làm hư hại đến các yếu tố cấu thành gây ảnh hưởng đến giá trị lương thực, thực phẩm. Để đưa vào ứng dụng cần phải có một quá trình thực nghiệm lâu dài và chính xác.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)