Đối với hàng hoá là phụ gia thức ăn chăn nuôi:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 28 - 31)

1 Dạng sản phẩm

2 Các chỉ tiêu cảm quan

3 Độ ẩm % Không lớn hơn

4 Tên, công thức hoá học (nếu có) và hàm lượng hoạt chất chính

5 Hoócmon Không được

phép 6 Những chỉ tiêu đặc trưng khác

1.1.1. Quá trình chuẩn bị bao bì

Để chuẩn bị sẵn bao bì cho quá trình bao gói, trước hết phải cần biết yêu cầu của sản phẩm, của người tiêu thụ sản phẩm đối với bao bì, đồng thời kết hợp khả năng thực hiện (làm bao bì). Trên cơ sở những yêu cầu đó ta có thể chọn vật liệu và gia công bao bì theo đúng yêu cầu đặt ra.

Trước đây cũng như một số nước hiện nay, các loại bao bì thường được làm theo những kích thước hết sức tùy tiện, do đó đã sinh ra trường hợp cùng một loại sản phẩm nhưng có hàng trăm loại bao bì có kích thước khác nhau. Sau đó, kích thước bao bì chỉ được chuẩn hóa chiều rộng và chiều dài (hai chiều) còn chiều cao tùy chọn. Như vậy vẫn gây ảnh hưởng bất lợi cho các quá trình khác, nhưng cuối cùng đã chuẩn hóa cả 3 chiều: dài, rộng và cao. Hiện nay nhiều nước trên thế giới đã căn cứ vào kích thước tiêu chuẩn quốc tế quy định cho giá gỗ xếp bao bì là 800 x 1200 mm. Trên cơ sở đó người ta chọn tiêu chuẩn hóa kích thước cho các loại bao bì nhỏ hơn, sao cho khi xếp giá lên gỗ có kích thước trên thì vừa khít.

1.1.2. Trước khi sử dụng, các loại bao bì phải kiểm tra lại:

- Phẩm chất, kích thước, màu sắc và hình dáng;

- Kiểm tra vỏ bao: Mã bao, màu sắc, chất lượng in, độ đồng đều, các thông số in trên vỏ bao…;

- Kiểm tra quá trình lồng bao, túi nilon…; - Kiểm tra việc đóng mã lô, date theo quy định

1.1.3. Loại bao bì đóng gói trong thức ăn chăn nuôi

Trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thường dùng 02 nhóm bao bì:

- Bao bì gián tiếp: để đựng các thành phẩm là thức ăn hỗn hợp hay thức ăn dạng đậm đặc, chất liệu được sử dụng dạng manh rắn được đan vào nhau - Bao bì trực tiếp: tiếp xúc trực tiếp với thành phẩm, cùng với sản phẩm tạo thành một đơn vị sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh và thống nhất. Trong nhóm này tùy thuộc vào dạng thành phẩm mà có vật liệu bao bì khác nhau: đối với dạng thức ăn là hỗn hợp phải kết hợp cùng với bao bì gián tiếp, đối với dạng thức ăn đậm đặc thì dùng ở dạng bao tráng nilon bên ngoài.

Như vậy bao bì là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sản phẩm vì sản phẩm này phải được bảo toàn giá trị đến khi đến tay người tiêu dung ở nhiều nơi xa cơ sở sản xuất, đôi khi sản phẩm phải chờ một thời gian dài trước khi tiêu dùng. Do đó các sản phẩm phải có sự trợ giúp của bao bì để đạt được mong muốn. Nếu việc chọn bao bì và bao gói không thích hợp thì sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm và có thể sản phẩm bị hư hỏng ảnh hưởng đến nhà sản xuất và người tiêu dùng.

1.1.4. Bao bì thức ăn chăn nuôi phải đáp ứng các yêu cầu:

- Không gây ngộ độc cho thức ăn bên trong, không làm cho thức ăn biến đổi chất lượng, không gây mùi vị, màu sắc lạ cho thức ăn.

- Chịu được sự dẻo dai, va đập khi vận chuyển - Truyền nhiệt tốt, chắc chắn, nhẹ

- Hình thức hấp dẫn, thích hợp với sản phẩm (sản phẩm đậm đặc và sản phẩm hỗn hợp).

- Sử dụng vận chuyển, bảo quản tiện lợi.

1.1.5. Quy cách các loại bao bì

Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:

- Tên thương mại của thức ăn chăn nuôi. - Số đăng ký được phép sản xuất.

- Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất.

- Khối lượng tịnh.

- Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong hỗn hợp (độ ẩm, protein, năng lượng trao đổi, xơ thô, canxi, phốt pho, muối).

- Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào; cách sử dụng. - Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng.

Thức ăn đậm đặc:

- Tên thương mại của thức ăn đậm đặc. - Số đăng ký được phép sản xuất. - Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất.

- Khối lượng tịnh.

- Tên và tỷ lệ thành phần dinh dưỡng chủ yếu (độ ẩm, protein, năng lượng thô xơ, năng lượng trao đổi, canxi, phốt pho, vitamin và amino acid chủ yếu).

- Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào, cách sử dụng. - Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng.

Thức ăn bổ sung:

- Tên thương mại của thức ăn bổ sung. - Số đăng ký được phép sản xuất. - Tên tổ chức, cá nhân sản xuất. - Nơi sản xuất.

- Khối lượng tịnh.

- Tên và tỷ lệ thành phần các chất bổ sung (ghi rõ tên các chất bổ sung)

- Dùng cho loại gia súc, gia cầm nào: Cách sử dụng (nếu đặc chủng cần lưu ý cách dùng).

- Ngày tháng năm sản xuất và hạn dùng.

1.2. Tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn.

1.2.1. Yêu cầu về vệ sinh đối với bao bì

Trước lúc cho sản phẩm vào, bao bì cần đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Do sản phẩm là thức ăn chăn nuôi thành phẩm có tính chất đặc trưng là sản phẩm không bị vi sinh vật xâm nhập và phá hại, đặc biệt là ẩm thấp hay nấm mốc nên quá trình bảo quản và vệ sinh có yêu cầu nghiêm ngặt hơn.

1.2.2. Nguyên vật liệu tham gia vào quá trình và những biến đổi của chúng chúng

Về sản phẩm: Quá trình đóng gói được thực hiện hầu hết với các sản phẩm thực phẩm nói chung và thành phẩm là thức ăn chăn nuôi nói riêng. Mức độ của quá trình phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu của từng loại sản phẩm.

Về trạng thái vật lý: sản phẩm có thể tồn tại hoặc thể rắn gồm chất rắn nguyên khối (bánh kẹo, bơ, pho mát, thịt, cá,v.v.v..) chất rắn dạng bột, hạt rời, dạng lá ( bột mì, bột gạo, thóc gạo, ngô, đường, chè, thuốc lá v.v…); chất lỏng (rượu, bia, nước quả, nước giải khát v.v…) dạng hỗn hợp giữa pha rắn và lỏng (các loại quả nước đường…) dạng bán chất lỏng (các loại bột nhuyễn từ hoa quả, mít đông, thức ăn trẻ em…).

Về khả năng bảo quản: các loại sản phẩm khác nhau có khả năng bảo quản khác nhau. Khả năng chịu đựng của sản phẩm với các yếu tố tác động có hại từ bên ngoài nhất là các vi sinh vật. Chia tạm thời thành hai nhóm: nhóm sản phẩm dễ bảo quản và nhóm khó bảo quản. Từ đó xác định thành phần nguyên liệu trong nghành sản xuất thức ăn để có thể bảo quản hợp lý.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun đóng gói bảo quản và sử dụng thức ăn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)