- Kiểm tra độ đồng đều của sản phẩm bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên của từng lô sản phẩm đưa đi phân tích (ít nhất là 8 mẫu/lô).
4. Bảo quản thức ăn 1 Trƣớc khi xuất kho.
4.1. Trƣớc khi xuất kho.
4.1.1. Yêu cầu chung
Việc bố trí sắp xếp hàng hóa trong khođảm bảo đúng nguyên tắc và đúng quy chế:
- Hàng hóa phải được sắp xếp lên kệ hoặc vào tủ theo úng các chỉ dẫn ghi trên hàng, nhãn quay ra ngoài để dễ nhận biết.
- Tất cả các hàng hóa đều phải có biển hàng cho từng đống hàng (vị trí để hàng) theo mẫu của cơ sở sản xuất để theo dõi nhập - xuất.
- Thực hiện 5 chống: + Ẩm, nóng.
+ Nấm mốc, mối mọt và chuột bọ, côn trùng. + Cháy nổ.
+ Để quá hạn dùng.
+ Nhầm lẫn,đổ vỡ, mất mát.
Thẻ kho: theo dõi số lượng xuất nhập
- Tất cả hàng hóa bảo quản trong kho đều phải có thẻ kho theo biểu mẫu quy định để theo dõi việc nhập - xuất của từng mặt hàng.
- Thẻ kho được đóng thành quyển có đánh số thứ tự, đóng dấu giáp lai và lưu trữ theo đúng quy định.
4.1.2. Bảo quản số lượng
Hàng tháng kiểm kê, đối chiếu số lượng thuốc trong kho với số lượng tồn trên biển hàng và trong thẻ kho, lập biên bản kiểm kê cùng các người có chức năng, ký vào các biên bản kiểm kê hàng hóa (gồm thủ kho, trưởng kho, cán bộ kiểm kê).
Tất cả mọi sai lệch, thất thoát đều được điều tra, tìm nguyên nhân và khắc phục xử lý ngay.
4.1.3. Bảo quản chất lượng
Tất cả việc kiểm tra chất lượng (kiểm nghiệm) đều do đơn vị có thẩm quyền trách nhiệm tiến hành và tự lưu giữ hồ sơ chất lượng của sản phẩm.
Việc kiểm tra bằng cảm quan trong suốt quá trình bảo quản do tổ kho theo dõi, phòng kho không chịu trách nhiệm về việc thành phẩm không đạt yêu cầu hàng hóa (kể cả về mặt cảm quan và mặt kiểm nghiệm)
4.2. Khi vận chuyển.
Các phương tiện, máy móc khi vận chuyển đã được vệ sinh sát trùng và được che đậy tránh các yếu tố bất lợi như: ánh sáng, mưa, bụi bẩn...
4.3. Nhập kho để sử dụng
Thường áp dụng cho các cơ sở sản xuất có hệ thống phân phối sản phẩm riêng
Phải có quy trình, quy định sau khi thành phẩm đã hoàn thành các khâu sản xuất.
Trước khi nhập kho KCS phải lấy mẫu kiểm tra sản phẩm: độ ẩm, kích thước viên (mảnh) , màu, mùi của viên, độ ẩm, độ mịn hạt, màu mùi của sản phẩm là đậm đặc đã đạt yêu cầu hay chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì trả lại bộ phận khác để có biện pháp xử lý. Nếu đã đạt yêu cầu thì chấp nhận nhập kho. Kết thúc nhập kho cho một lô sản phẩm, Tổ trưởng Tổ thành phẩm cùng Thủ kho thành phẩm, KCS xác nhận số lượng, chất lượng,…và làm thủ tục nhập kho.
Thủ tục nhập kho:
- Thủ kho chú ý nguyên tắc số lượng trên hóa đơn phải khớp với số lượng: Hàng đúng chủng loại, quy cách
- Thủ kho căn cứ vào hóa đơn nhận sẽ làm phiếu nhập kho, phiếu nhập kho gồm có 3 liên (đầy đủ chữ ký của thủ kho, người vận chuyển, giám đốc…)
+ Liên 1: Thủ kho giữ làm chứng từ vào thẻ kho;
+ Liên 2: Gửi lên phòng kế toán để theo dõi song song với kho
+ Liên 3: Bảo vệ giữ một bản để kiểm tra vào sổ theo dõi trực tình hình hàng hóa ra vào công ty. Cuối ngày tập hợp gửi lên phòng kế toán.
- Thời gian lưu kho: Căn cứ vào số lô, ngày sản xuất để xác định thời gian lưu kho của thành phẩm.
+ Thành phẩm là hỗn hợp: Cho phép lưu kho 20 ngày kể từ ngày sản xuất
+ Thành phẩm là đậm đặc: Lưu kho trong vòng 30 ngày kể từ ngày sản xuất
Trường hợp hàng hóa đã quá thời gian lưu kho nói trên, KCS có trách nhiệm kiểm tra chất lượng (màu sắc, mùi vị,…) trước khi quyết định cho xuất bán tiếp hoặc chuyển kho tái chế để xử lý theo quy định.