V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.6. Đánh giá Bài thực hành 5.4.1: Bảo quản cá
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).
- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1:
Báo cáo của nhóm có đầy đủ các nội dung:
• Phân công các thành viên trong nhóm.
• Dụng cụ sử dụng cho từng bước công việc.
• Nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân, của nhóm.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 2:
Phân công hợp lý, đồng đều.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 3:
Thời gian thực hiện đúng yêu cầu + Lần thực hành 01:1260 phút. + Lần thực hành 02: 120 phút. + Lần thực hành 03: 90 phút. + Lần thực hành 04: 60 phút. + Lần thực hành 05: 45 phút.. Đạt hoặc không đạt. Tiêu chí 4: Chọn dụng cụ phù hợp cho mỗi bước công việc.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 5:
Nguyên liệu được phân loại riêng biệt, đồng nhất, chính xác..
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 6:
Chất lượng, kích cỡ của nguyên liệu đồng đều đối với từng nhóm..
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 7:
Đảm bảo sau khi rửa, mình cá không còn máu, nhớt hoặc các chất bẩn dính bám.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 8:
Tất cả cá trong các giỏ đều sạch, ướt đều và ráo nước sau khi rửa sạch.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 9:
Khi ướp nước đá, số cá sẽ chia làm 02 phần, phân nữa sẽ chứa đựng trong 03 khay nhựa và phân nữa chứa đựng trong các túi PE, mỗi túi khoảng 1-2 kg.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 10:
Sắp xếp, chứa đựng sao cho lớp nguyên liệu bên dưới không bị các lớp bên trên đè bẹp.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 11:
Sắp xếp, chứa đựng sao cho nguyên liệu nhận được hơi lạnh nhiều nhất.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí đánh giá chung - Mỗi lần thực hành được đánh giá là
đạt nếu có ít nhất 10 tiêu chí là đạt.
- Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 05 lần thực hành đều đạt