Phân loại thủy sản

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 05 bảo quản thủy sản (Trang 32)

2.1. Mục đích, ý nghĩa

Phân loại thủy sản nhằm mục đích có các phương pháp bảo quản thích hợp với từng loại. Như vậy nguyên liệu mới có thể đạt chất lượng tối ưu nhất.

Khi phân loại, tùy theo số lượng của từng loại mà thủy sản được cho vào các khay nhựa hoặc giỏ nhựa.

2.2. Dụng cụ, thiết bị cần có

Giỏ nhựa, khay nhựa, bồ cào nhựa, xẻng nhựa, trang phục bảo hộ, bao tay cao su, ủng.

2.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Lựa riêng những loài thủy sản dễ bị tổn thương trước. - Cá, tôm, mực, cua, ghẹ được để riêng biệt.

- Thao tác nhanh chóng nhất có thể.

- Tùy theo mỗi loại thủy sản mà số lượng chứa trong mỗi giỏ hoặc khay là khác nhau đảm bảo sao cho các lớp nguyên liệu nằm dưới không bị lớp trên đè dập nát, tổn thương, dễ dàng cho việc làm sạch sau phân loại.

2.4. Quy trình thực hiện

- Lựa để riêng mực, bạch tuộc. - Lựa để riêng tôm.

- Lựa để riêng ghẹ, cua. - Lựa để riêng cá.

2.5. Lưu ý khi thực hiện

- Dụng cụ phân loại phải là loại chuyên dùng, không được làm bằng gỗ hay kim loại dễ bị ăn mòn và khó làm vệ sinh. Không dùng dụng cụ chứa đựng là cần xé, sọt tre rất khó làm vệ sinh. Như vậy mới đảm bảo cho thủy sản không bị lây nhiễm khuẩn và tránh cho thủy sản bị xây xát, tổn thương.

- Việc phân loại phải thực hiện nhanh chóng, ngay sau khi thu hoạch để tránh việc lây nhiễm khuẩn từ bên ngoài (nước ngọt, không khí...) vào nguyên liệu.

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 05 bảo quản thủy sản (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)