Bài thực hành số 5.3.1: Xử lý thủy sản trước khi bảo quản.

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 05 bảo quản thủy sản (Trang 85)

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành

4.5. Bài thực hành số 5.3.1: Xử lý thủy sản trước khi bảo quản.

- Mục tiêu: củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện công việc Xử lý thủy sản trước khi bảo quản đồng thời nâng cao ý thức hoạt động nhóm.

- Nguồn lực:

+ Trang thiết bị: 6 bộ máy Bơm, đường ống và vòi xịt, 6 ổ cắm, 30 bộ trang phục bảo hộ lao động, 30 đôi bao tay, 30 đôi giày ống cao su, 6 cái xô nhựa 20 lít, 36 khay nhựa, 36 giỏ nhựa.

+ Vật tư: nước biển sạch, tối thiểu 60kg cá, 60kg tôm, 60 kg mực hoặc bạch tuộc, 60kg cua hoặc ghẹ.

- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên chia học viên làm 6 nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, cho thực hiện bài tập theo nhóm.

+ Mỗi nhóm nhận trang thiết bị, dụng cụ vật tư. + Giáo viên hướng dẫn ban đầu.

- Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: + Nhóm sẽ thực hiện bài tập thực hành 5 lần.

+ Nhóm họp phân công công việc cho 5 lần thực hành. Việc phân công cho 01 lần thực hành sẽ dựa theo các quy trình Rửa sơ bộ sản phẩm thủy sản sau khi thu hoạch, Phân loại thủy sản và Làm sạch thủy sản sau khi phân loại, có liệt kê số lượng, dụng cụ, vật tư sử dụng.

+ Nhóm thực hiện quy trình xử lý thủy sản trước khi bảo quản theo bản phân công.

+ Nhóm nhận xét, đánh giá từng cá nhân sau mỗi lần thực hành: Đạt hoặc không đạt, lý do.

+ Lập báo cáo 5 lần thực hành gồm 2 nội dung: phân công và nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân.

- Thời gian hoàn thành: (chưa bao gồm thời gian hướng dẫn ban đầu và nhận xét, đánh giá) + Lần thực hành 01: 120 phút. + Lần thực hành 02: 90 phút. + Lần thực hành 03: 60 phút. + Lần thực hành 04: 60 phút. + Lần thực hành 05: 30 phút.

- Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: + Đối với nhóm:

• Có bản báo cáo đầy đủ nội dung yêu cầu.

• Phân công hợp lý, sau 3 lần thực hành các thành viên đều được thực hiện hầu hết các vị trí công việc.

• Nhận xét, đánh giá chính xác.

• Sử dụng hợp lý thiết bị, dụng cụ, vật tư. • Đạt yêu cầu về thời gian.

• Lựa riêng những loài thủy sản dễ bị tổn thương trước.

• Cá, tôm, mực, cua, ghẹ được để riêng biệt trong khay hoặc giỏ nhựa. • Thao tác xối, rửa nhẹ nhàng.

• Thủy sản ướt đều, không bị tổn thương, sạch không còn bùn, đất, rong, rêu, máu, nhớt...

+ Đối với cá nhân: thực hiện được tất cả quy trình xử lý thủy sản trước khi bảo quản.

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 05 bảo quản thủy sản (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)