V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập
5.5. Đánh giá bài thực hành 5.3.1: Xử lý thủy sản trước khi bảo quản
- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành ( 1 -2 nhóm điển hình làm tốt hoặc chưa tốt theo quan sát của giáo viên).
- Các nhóm khác đánh giá kết quả bài thực hành của nhóm được chọn. - Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.
Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo báng sau:
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá
Tiêu chí 1:
Báo cáo của nhóm có đầy đủ các nội dung:
• Phân công các thành viên trong nhóm.
• Dụng cụ sử dụng cho từng bước công việc.
• Nhận xét, đánh giá công việc của từng cá nhân, của nhóm.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 2:
Phân công hợp lý, đồng đều.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 3:
Thời gian thực hiện đúng yêu cầu
Tiêu ch đánh giá Cách thức đánh giá + Lần thực hành 01: 120 phút. + Lần thực hành 02: 90 phút. + Lần thực hành 03: 60 phút. + Lần thực hành 04: 60 phút. + Lần thực hành 05: 30 phút. Tiêu chí 4: Sử dụng hợp lý thiết bị, dụng cụ, vật tư Đạt hoặc không đạt. Tiêu chí 5:
Lựa riêng những loài thủy sản dễ bị tổn thương trước
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 6:
Cá, tôm, mực, cua, ghẹ được để riêng biệt trong khay hoặc giỏ nhựa.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 7:
Thao tác xối, rửa nhẹ nhàng.
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí 8:
Thủy sản ướt đều, không bị tổn thương, sạch không còn bùn, đất, rong, rêu, máu, nhớt...
Đạt hoặc không đạt.
Tiêu chí đánh giá chung - Mỗi lần thực hành được đánh giá là
đạt nếu có ít nhất 07 tiêu chí là đạt.
- Cả bài thực hành được đánh giá là đạt nếu cả 03 lần thực hành đều đạt