Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 110)

3.2.5.1. Mục đích:

* Đối với người được thanh tra, kiểm tra chuyên môn: Nhằm để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, mục tiêu về chuyên môn của trường, của tổ chuyên môn và của từng giáo viên để khẳng định cái tốt, tìm ra những cái thiếu sót, để điều chỉnh để làm tốt hơn.

* Đối với hiệu trưởng: Thanh tra, kiểm tra còn nhằm giúp cho hiệu trưởng xem quyết định quản lý về chuyên môn của mình có phù hợp, có sát thực hay không để có những điều chỉnh kịp thời.

- Kiểm tra đánh giá chuyên môn là một khâu đặc biệt quan trọng, không thể thiếu của chu trình quản lý.

- Kiểm tra chuyên môn nhằm tác động vào hành vi của người giáo viên được kiểm tra nhằm nâng cao trách nhiệm của họ đối với công tác chuyên môn.

- Kiểm tra giúp đối tượng ngăn ngừa được những sai sót vì có thể phát hiện được nguy cơ sai sót. “Kiểm tra khéo léo thì bao nhiêu khuyết điểm sẽ lòi ra hết, lần sau khuyết điểm sẽ bớt đi” ( Hồ Chủ Tịch)

3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

- Trong nhiều năm học trước đây, nhiều giáo viên do chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra nên thường có tâm lý lo sợ, mất bình tĩnh

khi có đợt thanh tra, kiểm tra chuyên môn ở trường. Vì vậy hiệu trưởng cần phải làm cho giáo viên hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của thanh tra, kiểm tra, tạo nên bầu không khí tâm lý thoải mái, vui vẻ để từ đó họ luôn có được tinh thần tự nguyện, tự giác, sẵn sàng hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi để việc thanh tra được diễn ra bình thường và đạt hiệu quả cao.

- Phải thiết lập được các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá chuyên môn, đây là yêu cầu đầu tiên trong kiểm tra. Đây là cơ sở để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn của giáo viên.

- Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng phải xây dựng được bản kế hoạch thanh tra, kiểm tra chuyên môn cho cả năm học và cho từng giáo viên. Kế hoạch này phải đảm bảo:

+ Mỗi năm học thanh tra toàn diện được được 1/3 số giáo viên và thanh tra chuyên đề được 100% số giáo viên của trường. (Trong thanh tra toàn diện và thanh tra chuyên đề đều có nội dung kiểm tra chuyên môn.).

+ Xác định rõ ràng kế hoạch từng đợt kiểm tra với mục đích yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và thời gian hoàn thành đợt kiểm tra.

+ Có cả lịch kiểm tra định kỳ thông báo trước cho giáo viên được biết và kiểm tra đột xuất không báo trước. Trong một năm học phải kiểm tra chuyên môn theo hình thức kiểm tra định kỳ có báo trước và kiểm tra đột xuất với 100% cán bộ giáo viên của trường.

+ Tăng cường kiểm tra thường xuyên hàng tuần đối với giáo viên, đặc biệt ưu tiên những giáo viên có trình độ tay nghề yếu và giáo viên mới ra trường để giúp họ mau trưởng thành trong công tác giảng dạy.

- Thành lập Ban kiểm tra chuyên môn của trường gồm: Hiệu trưởng làm trưởng ban, các phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn làm phó ban, các tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán, đại diện ban thanh tra nhân dân làm uỷ viên. Đây phải là những người có hiểu biết về chuyên môn, có trình độ năng lực chuyên môn tốt.

- Hiệu trưởng quản lý chặt chẽ sổ Thanh tra lao động sư phạm của từng giáo viên. Kết quả thanh tra chuyên đề và thanh tra toàn diện của mỗi giáo viên trong mỗi năm học được ghi đầy đủ vào 1 sổ và được lưu vào hồ sơ quản lý của trường.

Nội dung thanh tra lao động sư phạm của nhà giáo gồm:

* Kiểm tra trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên được tiến hành thông qua dự giờ 3 tiết dạy. Căn cứ vào kết quả xếp loại từng tiết theo tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy về nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức, phong thái của giáo viên, kết quả nhận thức của học sinh để xếp loại chung về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên.

* Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên:

Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn gồm:

+ Thực hiện đầy đủ ngày giờ công các buổi dạy, các buổi sinh hoạt chuyên môn, nề nếp ra vào lớp…

+ Có và ghi chép đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách theo quy định như giáo án, kế hoạch giảng dạy, lịch báo giảng, sổ dự giờ, sổ điểm…

+ Chấm, trả bài theo quy định.

* Kiểm tra kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên:

Kết quả giảng dạy, giáo dục của giáo viên được thể hiện qua kết quả khảo sát chất lượng, xếp loại học lực, hạnh kiểm của học sinh từng học kỳ và cả năm học.

* Kiểm tra việc thực hiên các công tác khác:

Kiểm tra việc thực hiện các công tác khác bao gồm: Công tác bồi dưỡng thường xuyên, tự học tự bồi dưỡng, công tác chủ nhiệm, sinh hoạt tổ chuyên môn, ý thức tham gia các hoạt động chuyên môn do tổ khối và nhà trường tổ chức,viết và vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy…

- Để tiến hành công tác kiểm tra, hiệu trưởng nhà trường phải chỉ đạo xây dựng, soạn thảo, in sao các biểu mẫu phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy,

biên bản kiểm tra chuyên môn…gửi các thành viên ban kiểm tra cũng như tới các giáo viên ngay từ đầu năm học để họ nghiên cứu, học tập và tiện sử dụng khi kiểm tra, dự giờ thăm lớp. Yêu cầu biểu mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ nội dung dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn và các đoàn thể trong trường lập kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch này phải đảm bảo có sự phối hợp chặt chẽ với kế hoạch kiểm tra của ban giám hiệu, của các đoàn thể trong trường và giáo viên kiểm tra chéo lẫn nhau, tránh chồng chéo, tuỳ tiện, tạo không khí căng thẳng cho giáo viên.

- Việc chọn thời điểm kiểm tra chuyên môn đối với giáo viên theo đúng kế hoạch xong cũng cần có sự linh hoạt với những trường hợp cụ thể ví dụ: Khi giáo viên quá mệt mỏi, căng thẳng, khi gia đình giáo viên gặp những rủi ro…

- Sau mỗi đợt kiểm tra, mỗi giờ dạy được dự đều được phải có đánh giá, nhận xét ưu khuyết điểm và xếp loại cụ thể. Mọi thành viên tham gia kiểm tra và giáo viên được kiểm tra phải có chữ ký đầy đủ vào biên bản kiểm tra. Các phiếu đánh giá xếp loại giờ dạy và biên bản kiểm tra được lưu vào hồ sơ quản lý chuyên môn của nhà trường và của tổ khối chuyên môn để làm căn cứ xếp loại giáo viên trong cả năm học.

- Cuối mỗi đợt thanh tra, kiểm tra cần phải có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, động viên khen thưởng đúng mức đối với những cá nhân làm tốt công tác chuyên môn đồng thời chỉ rõ những mặt còn tồn tại, thiếu sót của giáo viên, giúp đỡ họ khắc phục, sửa chữa.

Kiểm tra là một khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS nhằm xác nhận thực tiễn năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời những sai phạm, giúp đỡ giáo viên trưởng thành về chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời giúp cho hiệu trưởng điều khiển và điều chỉnh chu trình quản lý của mình đi đúng hướng đích.

Hiệu trưởng phải là người dũng cảm đi đầu trong việc chống lại căn bệnh thành tích trong đánh giá xếp loại giáo viên và học sinh đã tồn tại ở các nhà trường THCS trong nhiều năm qua.

Đánh giá đúng năng lực chuyên môn của một giáo viên là công việc không đơn giản. Nó đòi hỏi người đánh giá (tổ trưởng chuyên môn, phó hiệu trưởng và hiệu trưởng) trước hết phải thực sự có năng lực chuyên môn tốt, say sưa với công tác chuyên môn, phải thận trọng, dựa trên những cơ sở, căn cứ chính xác, khoa học, tôn trọng khách quan, không định kiến cá nhân. Có như vậy mới đánh giá chính xác năng lực chuyên môn của giáo viên, làm cho họ tin tưởng, tôn trọng mình đồng thời mới giúp đỡ được cho họ tích cực phấn đấu, trưởng thành trong công tác chuyên môn. Việc đánh giá chuyên môn của giáo viên cũng là điều kiện tốt để người CBQL học hỏi được nhiều điều mà mình còn hạn chế trong chuyên môn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Hàng năm Hiệu trưởng cần tổ chức quán triệt nhiệm vụ năm học đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường.

- Hiệu trưởng dự kiến quy chế chuyên môn, lấy ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn, giáo viên. Thống nhất và hoàn thiện quy chế chuyên môn ngay từ đầu mỗi năm học.

- Xây dựng các chỉ tiêu, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện của các bộ phận, đồng thời cũng xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá thi đua cho các mặt của chuyên môn.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên môn, phân công kiểm tra cho các bộ phận.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn theo kế hoạch.

- Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, căn cứ vào mục tiêu, chỉ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 110)

w