Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 41)

1.4.1.1. Năng lực của hiệu trưởng

Phẩm chất, năng lực là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của Hiệu trưởng. Nếu Hiệu trưởng có phẩm chất chính trị, lập trường vững vàng, nắm vững chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nắm vững chủ trương, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục cấp trên thì sẽ chỉ đạo đúng hướng, đúng mục tiêu của cấp học.

Hiệu trưởng có khả năng xử lý thông tin tốt, có khả năng tổ chức tốt các hoạt động sẽ dẫn dắt nhà trường lần lượt đạt được các mục tiêu, tập hợp được các nguồn lực, phát huy được sức mạnh của tập thể đưa hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Năng lực chuyên môn của Hiệu trưởng cũng là một yếu tố cần cho quản lý dạy học. Hiệu trưởng giỏi chuyên môn sẽ nắm chắc các phương pháp giảng dạy, có kỹ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của giáo viên và khả năng học tập của học sinh. Có năng lực chuyên môn, Hiệu trưởng sẽ có khả năng dự báo đón đầu những sự việc, những tình huống có thể xảy ra trong dạy học, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động chuyên môn của giáo viên, nắm bắt và chỉ đạo đúng yêu cầu giảng dạy trong từng giai đoạn, nhất là đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trong giai đoạn hiện nay.

1.4.1.2. Năng lực của tổ trưởng chuyên môn

Các tổ trưởng chuyên môn đa số còn khá trẻ, năng lực về chuyên môn bắt đầu được khẳng định, nên có những mặt mạnh đó là: nhiệt tình với công việc được giao, mạnh dạn trong suy nghĩ, cách làm, sẵn sàng nhận trách nhiệm, ham học hỏi, năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm với nhiệm vụ được phân công. Nhưng cũng gặp không ít khó khăn đó là: Kinh nghiệm quản lý còn ít, chưa phát huy hết sức mạnh của các thành viên để tạo sức mạnh tổng hợp, chưa gắn kết tốt được các thành viên trong tổ, chưa chủ động tổ chức tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, còn hạn chế đóng góp ý kiến rút kinh nghiệm giờ dạy của mình cho các thành viên trong tổ và giữa các thành viên trong tổ với nhau, do vậy mà chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ chưa được phát huy hết.

1.4.1.3. Năng lực thực hiện nhiệm vụ của giáo viên

Giáo viên trong trường đa số còn trẻ, nhiệt tình trong chuyên môn, xong kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục còn hạn chế, số lượng giáo viên nữ đông, cá biệt có những trường số lượng giáo viên nữ chiếm 85% - 95%. Do vậy, trình độ chuyên môn khá cao, nhưng kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục còn chưa nhiều. Do vậy cũng ảnh hưởng đến chất

lượng chung của toàn trường. Bên cạnh đó, có một số giáo viên tuổi đời tương đối cao song kiến thức chuyên môn chưa cập nhật kịp với thực tế giảng dạy hiện nay khó đáp ứng được yêu cầu của học sinh hiện nay.

1.4.1.4. Sự hỗ trợ của các tổ chức và nhân viên trong nhà trường

Thứ nhất, là Hội phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến phong trào của nhà trường, cùng với Ban giám hiệu và giáo viên chủ nhiệm phối hợp trong việc học tập, rèn luyện của học sinh, trong công tác học thêm, các hoạt động ngoại khóa, đồng thời Hội phụ huynh còn quan tâm đến đời sống, cán bộ, giáo viên, chia sẻ lúc buồn, khi vui bằng tình cảm và vật chất.

Thứ hai, là các lực lượng huyện đoàn, Hội đồng đội huyện, các tổ chức chính trị xã hội, các cá nhân, ủy ban nhân dân các xã, xung quanh nơi trường đặt địa điểm đã đóng góp cả kinh tế, và cùng nhà trường phối hợp về nhiều mặt. Còn có các lực lượng khác trong nhà trường như bộ phận hành chính, bảo vệ đã cùng phối hợp chặt chẽ để hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra với hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 41)

w