Thực trạng hiệu trưởng quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 71)

Bảng 2.12. Hiệu trưởng thực hiện công tác quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh.

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phổ biến Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tới học sinh lớp chủ nhiệm vào đầu năm học. (Thông tư 58 của BGD & ĐT)

92 56,

8 42

25,

9 28 17,3 388 2,34 10

2 Xây dựng kế hoạch giáo dục nội khóa, ngoại khóa của nhà trường.

11 2 69, 2 36 22, 2 14 8,6 422 2,6 2

4 Xây dựng, phổ biến nội quy 11 67, 32 19,

8 20 12,

học tập, rèn luyện cho học

sinh toàn trường. 0 9

3

Chỉ đạo Đội thiếu niên xây dựng Tiêu chí đánh giá, xếp loại các chi đội của Liên đội

98 60,

4 38

23,

5 26 16,1 396 2,44 7

5

Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy, tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua của học sinh của lớp chủ nhiệm.

105 64,

8 27

16,

7 30 18,5 399 2,46 6

6 Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng bộ máy tự quản của lớp. 102 63,0 35 21,6 25 15,4 401 2,48 5 7

Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách dõi việc thực hiện nề nếp của học sinh.

11 5 70, 9 32 19, 8 15 9,3 424 2,62 1 8

Hiệu trưởng kiểm tra việc theo dõi, đánh giá các hoạt động của Liên đội, giáo viên chủ nhiệm hàng tuần, hàng tháng, các đợt thi đua, học kỳ và năm học. 10 6 65, 5 31 19, 1 25 15,4 405 2,5 4 9

Thu thập thông tin từ giáo viên bộ môn, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

89 54,

9 52

32,

1 21 13,0 392 2,42 8

10

Thu thập thông tin đánh giá việc rèn luyện từ các lớp trưởng, học sinh, phụ huynh học sinh. 82 50, 6 47 29, 0 33 20,4 383 2,36 9 2,48

Bảng 2.12 cho thấy công tác quản lý hoạt động rèn luyện của học sinh ở các trường THCS huyện Tứ Kỳ đạt mức độ khá (X = 2,48).

Trong đó biện pháp: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách dõi việc thực hiện nề nếp của học sinh được đánh giá cao nhất (X = 2,62 có thứ bậc là 1), tiếp theo là biện pháp: Xây dựng kế hoạch giáo dục nội khóa, ngoại khóa của nhà trường ( X = 2,6 có thứ bậc là 2), và biện pháp: Xây dựng, phổ biến nội quy học tập, rèn luyện cho học sinh toàn trường (X = 2,56 có thứ bậc là 3). Kết quả trên phù hợp với thực trạng giáo dục THCS của huyện Tứ Kỳ, bởi việc xây dựng nề nếp, ý thức học tập rèn luyện của học sinh tác động trực tiếp đến kết quả học tập

của học sinh và đồng thời đây cũng là những nội dung thuộc tiêu chí đánh giá thi đua các liên đội của Hội đồng đội huyện Tứ Kỳ, và la nội dung cơ bản của nề nếp chuyên môn trong huyện.

Biện pháp chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phổ biến Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh tới học sinh lớp chủ nhiệm vào đầu năm học được đánh giá thấp nhất trong đó mức độ tốt đạt 56,8%; mức độ khá đạt 25,9% và mức độ trung bình đạt 17,3%; sau đó là biện pháp: Thu thập thông tin đánh giá việc rèn luyện từ các lớp trưởng, học sinh, phụ huynh học sinh cũng được đánh giá thấp với mức độ tốt đạt 50,6%; khá đạt 29,0%; và trung bình đạt 20,4%. Từ kết quả trên, hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa tới việc công khai các tiêu chí thi đua cho học sinh vào thời điểm đầu các năm học mới, thay cho việc áp dụng các tiêu chí thi đua khi chuẩn bị kết thúc các học kỳ, năm học. Đồng thời các nhà trường chưa thực sự quan tâm đến công tác đánh giá ngoài về việc rèn luyện, đặc biệt là ý thức học sinh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 71)