Giáo dục trung học cơ sở huyện Tứ Kỳ

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 50)

2.1.3. 1. Quy mô phát triển học sinh

Theo số liệu thống kê của Phòng giáo dục huyện Tứ Kỳ năm học trong 3 năm học từ năm 2011- 2012 đến năm học 2013 - 2014 thì số lớp và số học sinh trong các năm học cụ thể như sau: Số lớp trong các trường THCS ở huyện Tứ Kỳ năm học 2011 - 2012 là 281 lớp, với 9012 học sinh; năm học 2012 - 2013 có 285 lớp, với 9055 học sinh lớp; năm học 2013 - 2014 có 273 lớp, với tổng số học sinh là 8872 học sinh. Ta thấy, tổng số lớp, và tổng số học sinh trong huyện Tứ Kỳ tương đối ổn định là điều kiện tốt để bố trí giáo viên giảng dạy ổn định, lâu dài có tác động tốt đến hoạt động chuyên môn.

Tuy nhiên số lớp, số lượng học sinh trong các nhà trường THCS huyện Tứ Kỳ không đồng đều nhau, có trường với số lớp lớn, số lượng học sinh đông. Bên cạnh đó một số trường lại có quy mô nhỏ số lớp ít, số lượng học sinh hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng ở các trường nhỏ mất cân đối về giáo viên đó là đủ số lượng biên chế quy định nhưng không đồng bộ mất cân đối về đội ngũ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học và khó khăn trong sắp xếp bố trí đội ngũ.

2.1.3. 2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên

Tính đến năm học 2012 - 2013 tổng số cán bộ giáo viên của huyện Tứ Kỳ có 577 giáo viên. Tỉ lệ giáo viên trên lớp là 2,1 so với định biên trên lớp là 1,85 giáo viên/lớp [Phụ lục 1], như vậy tỉ lệ giáo viên trên lớp là cao hơn quy định. Do đặc điểm huyện Tứ Kỳ có nhiều trường nhỏ dẫn đến có bộ môn giáo

viên không đủ giờ theo quy định nên tổng số giáo viên trong huyện tăng lên, mặt khác do số học sinh trong độ tuổi THCS có xu hướng giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự không đồng bộ về cơ cấu đội ngũ trong các nhà trường, dẫn đến tình trạng đủ về số lượng giáo viên nhưng thiếu các giáo viên chuyên ở một số bộ môn, đặc biệt là ở các trường nhỏ. Tình trạng khó khăn trong việc sắp xếp, phân công chuyên môn ở một số trường dẫn đến hiện tượng cào bằng trong chuyên môn và sinh ra dạy chéo môn. Điều này còn dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong các nhà trường.

Trong 577 giáo viên THCS có 227 giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn chiếm 38,1%, giáo viên có trình độ trên chuẩn đào tạo là 61,1%. Vậy tỉ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Đây là điều kiện rất tốt để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

2.1.3.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý các trương THCS

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ở huyện Tứ Kỳ khá cao 100% đạt chuẩn và trên chuẩn [phụ lục 2], trong đó chỉ có 5 cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng chiếm 9,1%; 50/55 cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn chiếm 90,9%. 100% cán bộ quản lý là đảng viên; 70,9% cán bộ có trình độ quản lý trung cấp; 7,3% cán bộ được đào tạo quản lý ở trình độ đại học quản lý. Trình độ quản lý giáo dục có trình độ thạc sĩ chưa có. Một đặc điểm khác nữa của cán bộ quản lý có trình độ trung cấp hầu hết được đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính, và được bồi dưỡng chứng chỉ quản lý, đặc biệt là không được đào tạo cơ bản về quản lý giáo dục. Do vậy ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng công tác quản lý các nhà trường, và cán bộ quản lý được tuyển chọn từ giáo viên có chuyên môn vững do vậy, khi chuyển sang làm quản lý lại dựa vào chủ nghĩa kinh nghiệm.

Cán bộ quản lý ở huyện Tứ Kỳ có độ tuổi dưới 30 tuổi là 0%; từ 35 tuổi đến 45 chiếm 78,2% độ tuổi trên 45 tuổi chiếm 21,8%; 100% là đảng viên. Ta nhận thấy cán bộ quản lý các nhà trường huyện Tứ Kỳ tương đối trẻ, ở độ tuổi này có đủ sức khỏe, nhạy bén, kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm và có

nguyện vọng được cống hiến, phấn đấu đây là điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý chuyên môn ở huyện Tứ Kỳ.

2.1.3.4. Trực trạng về cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất của các trường THCS huyện Tứ Kỳ khá tốt [phụ lục 3]: - Diện tích bình quân trên một học sinh là 20,1 m2 vượt mức quy định trường chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo (Quy định diện tích của trường chuẩn quốc gia là ít nhất 10 m2/học sinh)

- Các nhà trường đều có sân chơi, bãi tập đảm bảo diện theo quy định. - Tổng số phòng học trong toàn huyện là 250 phòng học, trong đó phòng học cao tầng, kiên cố là 213 phòng chiếm tỉ lệ 85,2%; phòng học cấp 4 có 33 phòng chiếm tỉ lệ 14,8%. Về phòng học huyện Tứ Kỳ đã có nhiều cố gắng xong học sinh trong các nhà trường THCS vẫn còn phải học trong nhà cấp 4.

- Các nhà trường đều có đầy đủ các phòng thư viện, thiết bị nhiều trường phòng thư viện đạt chuẩn quốc gia, có đủ cán bộ phụ trách thư viện riêng, cán bộ phụ trách thiết bị riêng.

- Phòng học bộ môn qua bảng ta thấy toàn huyện mới chỉ có 25 phòng bộ môn, phần lớn các nhà trường đều chưa có đủ phòng học bộ môn, điều này ảnh không nhỏ đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh, đặc biệt là những môn đòi hỏi thực hành, thí nghiệm, thiết bị nghe nhìn.

- Phòng máy vi tính toàn huyện mới có 11 phòng đạt một phần ba số trường có phòng máy vi tính, chất lượng các phòng máy tính không cao, công nghệ lạc hậu. Điều này phù hợp với thực tế ở các nhà trường THCS ở huyện Tứ Kỳ chưa triển khai dạy bộ môn tin học vào chương trình chính khóa trong các nhà trường.

- Phòng giáo dục thể chất đa chức năng đến năm học 2012 - 2013 toàn huyện chưa có phòng đa năng, hiện nay mới có duy nhất một trường là trường điểm của huyện mới có một nhà đa năng. Do vậy, về nội dung cơ sở vật chất huyện Tứ Kỳ cần cố gắng rất nhiều.

Tóm lại: Về cơ sở vật chất của các trường THCS ở huyện Tứ Kỳ mới chỉ dừng lại đáp ứng yêu cầu tối thiểu cho việc dạy học. Để đáp ứng được yêu cầu thay đổi về mục tiêu giáo dục, chương trình, phương pháp dạy học mới, đặc biệt là các phương pháp dạy học hiện đại thì Huyện ủy, UBND, chính quyền địa phương và nhân dân huyện Tứ Kỳ cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường THCS nhiều hơn.

2.1.3.5. Thực trạng về kết quả học tập của học sinh

Bảng 2.1. Thống kê số liệu kết quả xét tốt nghiệp học sinh các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

TT Năm học Số học sinh dự xét tốt nghiệp Số học sinh tốt nghiệp Tỉ lệ Xếp loại tốt nghiệp Hỏng Giỏi Khá Trung bình SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 1 2010 - 2011 2255 2228 98,8 30 9 13,9 100 5 45,1 914 41,0 27 2 2011 - 2012 2241 2207 98,5 39 3 17,8 944 42,8 870 39,7 34 3 2012 - 2013 2259 2240 99,2 405 18,1 938 41,9 897 40 19 4 2013- 2014 1996 1972 98,8 38 3 19,4 879 44,6 710 36,0 24

(Theo số liệu thống kê của Phòng giáo dục huyện Tứ Kỳ năm học)

Qua bảng 2.1 thống kê số liệu kết quả xét tốt nghiệp học sinh các trường THCS huyện Tứ Kỳ trong 4 năm học ta nhận thấy tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt từ 98,5 đến 99,2%. Trong đó tỉ lệ học sinh được xếp loại tốt nghiệp giỏi từ 13,9 đến 19,4%; tỉ lệ học sinh đạt học sinh tốt nghiệp loại khá 41,9% đến 45,1%; tỉ lệ học sinh đạt tốt nghiệp xếp loại trung bình đạt từ 39,7 đến 41,1%. Số học sinh không tốt nghiệp bình quân ở tỉ lệ mỗi trường có một học sinh trượt tốt nghiệp. Ta thấy tỉ lệ học sinh xếp loại tốt nghiệp đạt loại giỏi còn ít, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt loại trung bình còn cao. Tỉ lệ học sinh khá và học sinh trung bình tương đương nhau khoảng 40%. Do vậy trong những năm tới ngành giáo dục huyện Tứ Kỳ cần quan tâm hơn nữa đến việc dạy, học để tăng

số lượng học sinh giỏi và giảm số lượng học sinh trung bình. Đây là căn cứ để hiệu trưởng các trường THCS trong huyện xây dựng kế hoạch, đề xuất, thực hiện các biện pháp quản lý chuyên môn tốt hơn nữa để nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 50)

w