Thường xuyên tổchức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 97)

3.2.2.1. Mục tiêu

- Xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, có năng lực hoàn thành các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạn hiện nay.

- Phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong nhà trường.

3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện - Nội dung:

+ Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Chỉ ra những yêu cầu mà xã hội đòi hỏi với

ngành giáo dục để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

+ Trong nhà trường giáo viên là người quyết định chất lượng dạy học. Tri thức khoa học ngày một tăng lên, yêu cầu của xã hội đối với nhà trường ngày càng cao, do vậy nhà trường phải thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để cập nhập các tri thức khoa học mới, đặc biệt đặc biệt là những tri thức về khoa học giáo dục.

+ Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và trên chuẩn. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị - xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, năng lực sư phạm, hiểu biết về tâm lý giáo dục, có kinh nghiệm thực tiễn về công tác giảng dạy, giáo dục.

+ Hiệu trưởng phải là người đặc biệt coi trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, coi bồi dưỡng thường xuyên là yếu tố sống còn của chất lượng giáo dục. Đây là công việc phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, không có kết thúc.

- Cách thực hiện

+ Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng phải nắm chắc thực trạng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phân tích nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm học cũng như trong hè sao cho phù hợp từng đối tượng giáo viên.

+ Phân công chuyên môn hợp lý đảm bảo phát huy tốt năng lực, sở trường, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý trong hoạt động chuyên môn. Đổi mới công tác quản lý chuyên môn: Phân cấp quản lý giao quyền cho phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn, nhóm chuyên môn đồng thời gắn trách nhiệm.

+ Áp dụng nhiều hình thức bồi dưỡng như: Tự bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; Bồi dưỡng qua các lớp tập huấn, chuyên đề; Bồi dưỡng qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn; Bồi dưỡng qua xem băng hình, băng tiếng; Bồi dưỡng qua vô tuyến truyền hình, đài phát thanh; ...

+ Đổi mới nội dung bồi dưỡng: Bên cạnh những nội dung bồi dưỡng thường xuyên do Sở giáo dục và đào tạo quy định cần chú trọng bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những nội dung chuyên môn, nghiệp vụ mà họ đề suất, tổ chuyên môn đề suất.

+ Thực hiện các hình thức bồi dưỡng trong mỗi nhà trường: Bồi dưỡng thông qua việc dự giờ, thăm lớp của mỗi giáo viên; Bồi dưỡng thông qua hoạt động của tổ chuyên môn; Bồi dưỡng thông qua hội thảo, tổ chức các chuyên đề; Bồi dưỡng thông qua sơ kết rút kinh nghiệm qua các đợt thi đua, sơ kết học kỳ, sơ kết năm học; Bồi dưỡng thông qua các đợt kiểm tra của Ban giáo hiệu; Bồi dưỡng thông qua việc rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra, thanh tra của cấp trên.

+ Phát huy khả năng tự bồi dưỡng, tự học, tự nghiên cứu trong cán bộ, giáo viên; tạo điều kiện cho giáo viên tự bồi dưỡng: Định hướng về các nội dung bồi dưỡng, quỹ thời gian, tài liệu, mạng Internet, ...

+ Đổi mới cách đánh giá bồi dưỡng: kết hợp với cách đánh giá truyền thống như kiểm tra tài liệu bồi dưỡng, viết thu hoạch, bổ sung cách đánh giá coi trọng chất lượng, hiệu quả như dự giờ, đánh giá qua sản phẩm.

Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Chỉ đạo tổ trưởng phân công một cách cụ thể giáo viên có năng lực chuyên môn tốt trong tổ có trách nhiệm kèm cặp, giúp đỡ những giáo viên yếu về chuyên môn, những giáo viên mới ra trường, còn ít kinh nghiệm giảng dạy. Việc giúp đỡ này cần được cụ thể hoá từ khâu soạn bài, các bước lên lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy. Giúp đỡ ở đây là hướng dẫn chứ không làm thay.

- Với những bộ môn chỉ có một giáo viên, liên hệ với các trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường.

- Xây dựng băng đĩa hình những bài dạy mẫu về đổi mới phương pháp dạy học do giáo viên giỏi của trường dạy. Hằng tuần, tại phòng họp hội đồng, nhà trường tổ chức cho giáo viên xem các băng hình những bài dạy mẫu do Bộ GD & ĐT cung cấp cũng như băng đĩa hình do nhà trường xây dựng. Thời gian xem băng hình do tổ trưởng chuyên môn đăng ký với Ban giám hiệu nhà trường. Những bài dạy mẫu chính là những tài liệu tham khảo sống động, thiết thực đối với giáo viên và cán bộ quản lý trong việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của mình.

- Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường mỗi học kỳ 1 lần với 100% giáo viên tham gia. Đây là dịp để giáo viên được khẳng định mình về chuyên môn và cũng là đợt sinh hoạt chuyên môn rộng khắp trong trường. Qua mỗi đợt thi này, giáo viên sẽ trưởng thành lên nhiều về năng lực chuyên môn.

- Quản lý chặt chẽ việc dự giờ thăm lớp, qua các buổi dự giờ của tổ, của các buổi thao giảng cũng như qua ghi chép cập nhật trong sổ dự giờ của giáo viên.

- Tiến hành đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp dạy không có nghiã là phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống, thay vào đó là những phương pháp dạy học mới (xu hướng dạy học nêu vấn đề, kiểu dạy học nêu vấn đề) mà đổi mới ở đây là cho phép người ta chọn phương pháp dạy học phù hợp để tối ưu hoá phương pháp dạy học của mình. Bản thân phương pháp dạy học không có phương pháp dạy học lạc hậu hay tiên tiến mà chỉ có việc sử dụng nó như thế nào mà thôi. Đổi mới phương pháp chính là đổi mới cách tiếp cận tri thức, đổi mới cách truyền thụ tri thức.

- Bồi dưỡng thông qua các cuộc thi: Tổ chức cho giáo viên tham gia và hướng dẫn học sinh tham gia câu lạc bộ “Giải toán tuổi thơ ” dành cho

THCS, Hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật" dành cho học sinh THCS, cuộc thi "Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế. Đối với giáo viên tham gia các cuộc thi do Bộ giáo dục tổ chức như "Dạy học theo chủ đề tích hợp"; cuộc thi " Sáng tạo khoa học kỹ thuật dành" cho giáo viên.

- Gửi giáo viên đi học tại các trường Cao đẳng, đại học và các cơ sở GD khác:

Khuyến khích, động viên, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên được học nâng cao trình độ đào tạo, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như học đại học từ xa, học đại học tại chức, chuyên tu và học các lớp lấy chứng chỉ ngắn hạn như ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị…với các hình thức đào tạo mà giáo viên có cho là phù hợp điều kiện hoàn cảnh của mình. Trước tiên cần ưu tiên cho những giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo đi học để đạt chuẩn. Những giáo viên đã đạt chuẩn cần được học tiếp để đạt trình độ đào tạo trên chuẩn.Đây là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn kế cận cho các trường đồng thời đó cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.

Gửi giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng, tập huấn ở các cơ sở giáo dục khác do cơ quan quản lý giáo dục cấp trên tổ chức.

Hiệu trưởng cần liên hệ, tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập, giao lưu tại các đơn vị điển hình về chất lượng dạy học ngoài huyện hoặc ngoài tỉnh mỗi năm học được ít nhất 1 lần.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên là việc làm thường xuyên, lâu dài và phải được tiến hành song song với công tác chăm lo đến các điều kiện vật chất, tinh thần cho giáo viên để họ yên tâm công tác, gắn bó với sự nghiệp giáo dục.

- Công tác bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp điều kiện thực tế của mỗi trường và điều kiện của công việc của giáo viên. Cần chuẩn bị chu đáo cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng.

- Đầu năm học các nhà trường đăng ký sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường, tạo điều kiện cho những giáo viên một mình một chuyên môn trong trường được tham gia sinh hoạt chuyên môn theo từng bộ môn được thành lập từ các trường.

- Yêu cầu sử dụng sau bồi dưỡng cần đúng người, đúng việc nhằm phát huy đúng năng lực, sở trường cá nhân từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 97)

w