Thực trạng tổchức hoạt động dạy học của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 67)

2.2.6. 1. Giảng dạy

Bảng 2.10. Thực trạng hiệu trưởng tổ chức hoạt động giảng dạy

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1 Tổ chức học tập quy chế, tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy.

14

1 87 21

13,

0 0 0 465 2,87 1

2

Quản lý giờ dạy qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, đăng ký giảng dạy của giáo viên.

129 79,

6 33

20,

4 0 0 453 2,8 2

3 Xây dựng nề nếp dạy của

giáo viên 102 62,9 45

27,

8 15 9,3 411 2,54 5

4

Theo dõi và thực hiện thông tin báo cáo về sắp xếp giáo viên dạy thay, dạy bù. (trường hợp giáo viên đi công tác, nghỉ việc riêng)

93 57,4 48 29,

6 21 13,

0 396 2,44 7

5 Tổ chức dự giờ định kỳ, đột xuất bài giảng

11

7 72,2 39

24,

1 6 3,7 429 2,65 4

6 Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy

12

3 75,9 39

24,

1 0 0 447 2,76 3

7

Quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. 102 63, 0 36 22, 2 24 14, 8 402 2,48 6

8 Thu thập thông tin từ học

sinh, phụ huynh học sinh. 82 50,8 48

29,

6 32 19,

6 374 2,31 9

9

Thu thập thông tin từ giáo viên, nhóm trưởng chuyên môn, tổ trưởng.

90 55,5 45 27,

8 27 16,

7 387 2,39 8

2,58

Từ bảng 2.10 nêu trên, có thể thấy các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên mà Hiệu trưởng đưa ra đều thu được kết quả khá tốt (có điểm trung bình chung X = 2,58) phù hợp với công tác quản lý chuyên môn ở các trường THCS hiện nay.

Trong các biện pháp trên biện pháp 1: Tổ chức học tập quy chế tiêu chuẩn đánh giá xếp loại giờ dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo được đánh giá cao nhất (X = 2,87 xếp thứ 1), tiếp đó là biện pháp: Quản lý giờ

dạy qua thời khóa biểu, kế hoạch giảng dạy, sổ ghi đầu bài, đăng ký giảng dạy của giáo viên (X = 2,8 xếp thứ 2), xếp thứ ba là biện pháp: Thường xuyên kiểm tra kế hoạch giảng dạy. Kết quả trên phù hợp với với thực tế giảng dạy bởi đây là các tiêu chí cơ bản mà các hiệu trưởng phải quan tâm.

Tuy nhiên, Biện pháp thứ 8: Thu thập thông tin từ giáo viên, nhóm trưởng chuyên môn, tổ trưởng. được đánh giá tốt là 55,5%; khá 27,8%; trung bình 16,7%. Biện pháp 9: Thu thập thông tin từ học sinh, phụ huynh học sinh được đánh giá thấp nhất trong các biện pháp nêu trên. Điều này cho thấy việc Hiệu trưởng thu thập thông tin ngược, cũng như công tác đánh giá ngoài chưa được Hiệu trưởng thực sự chú trọng.

2.2.6. 2. Học tập

Bảng 2.11. Đánh giá việc thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của người hiệu trưởng

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1

Chỉ đạo giáo viên bộ môn phổ biến Quy chế đánh giá, xếp loại môn học tới học sinh vào đầu năm học. (Thông tư 58 của BGD & ĐT) 11 5 64, 9 28 17, 2 29 17, 9 430 2,65 4 2

Quản lý việc học tập của học sinh qua Thời khóa biểu, Sổ ghi đầu bài.

125 77,2 25 15,

4 12 7,4 437 2,7 3

3 Chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng đội ngũ cán sự bộ môn. 12 1 74,7 19 11, 7 22 13, 6 423 2,61 6 4

Xây dựng, phổ biến nội quy học tập, rèn luyện cho học sinh toàn trường.

11 9 73, 4 28 17, 3 15 9,3 428 2,64 5 5

Chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng phương pháp học, tự học đặc trưng của bộ môn cho học sinh.

97 59,9 34 21,

0 31 19,

1 390 2,41 10

6 Chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh phương

89 55,1 41 25, 3

32 19, 6

pháp tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của học sinh. 7

Theo dõi, đánh giá học tập của các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh yếu kém.

129 79,4 25 15,

4 8 4,9 445 2,75 1

8

Quản lý học tập của học sinh qua theo dõi kết quả tuyển sinh vào lớp 10.

128 79,0 22 13,

6 12 7,4 440 2,72 2

9 Theo dõi kết quả học tập của học sinh qua Sổ điểm điện tử. 105

64,

8 45

27,

8 12 7,4 417 2,57 8

10

Thu thập thông tin về việc học tập của học sinh từ giáo viên, nhóm trưởng chuyên môn, tổ trưởng. 11 2 69,2 36 22, 2 14 8,6 422 2,6 7 11

Thu thập thông tin về việc học tập của học sinh từ chính học sinh và phụ huynh học sinh. 98 60,5 42 25, 9 22 13, 6 400 2,47 9 2,6

Kết quả khảo sát qua bảng 2.11 nhận thấy việc thực hiện công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh được đánh giá tốt (X = 2,6).

Trong các biện pháp trên biện pháp: Biện pháp theo dõi, đánh giá học tập của các đội tuyển học sinh giỏi, học sinh yếu kém được đánh giá xếp thứ nhất (X = 2,75 có thứ bậc 1), tiếp theo là biện pháp: Quản lý học tập của học sinh qua theo dõi kết quả tuyển sinh vào lớp 10 đánh giá xếp thứ hai (X = 2,72 có thứ bậc 2). Kết quả trên phù hợp với thực tế giáo dục THCS huyện Tứ Kỳ, bởi hai tiêu chuẩn này được coi là hai tiêu chí cứng để đánh giá, xếp loại danh hiệu các trường THCS huyện Tứ Kỳ.

Biện pháp chỉ đạo giáo viên bộ môn hướng dẫn học sinh phương pháp tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập của học sinh được đánh giá thấp nhất. Trong đó loại tốt 55,91%; khá 25,3%, trung bình đạt 19,6%. Điều này cho thấy việc xây dựng khả năng tự đánh giá kết quả học tập cho học sinh phụ thuộc nhiều vào giáo viên bộ môn, việc học sinh được tham gia vào đánh giá kết quả học tập của mình gần như chưa có. Điều này phù hợp bởi các nhà

trường hiện nay vất vả trong việc thực hiện việc kiển tra, đánh giá của ngành, chưa có điều kiện tự nhìn lại việc nếu mình được tự kiểm tra tự đánh giá thì sẽ tiến hành như thế nào. Bên cạnh đó việc xây dựng phương pháp kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập chính cho học sinh mới được ngành, nhà trường khuyến khích giáo viên làm, chưa có đánh giá định tính, hay định lượng. Và thực tế cũng cần chia sẽ với các hiệu trưởng rất khó trong việc xây dựng các công cụ đánh giá việc hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra đánh giá của giáo viên.

Biện pháp: Chỉ đạo giáo viên bộ môn xây dựng phương pháp học, tự học theo đặc trưng của bộ môn cho học sinh. Trong đo đạt loại tốt 59,9%; khá 21%, trung bình đạt 19,1%. Kết quả này được đánh gia xếp thứ 10/11. Điều này giúp hiệu trưởng cần quan tâm đến công tác xây dựng phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học sinh.

Qua kết quả bảng trên nhận thấy: việc kiểm tra, thi cử, đánh giá thi đua của các trường đang gây ra áp lực với các nhà trường THCS ở huyện Tứ Kỳ. Học sinh có nơi bị đẩy vào tình trạng không được học những tri thức cần học mà phải học những kiến thức để thi. Hiệu trưởng cần quan tâm đến việc hình thành phương pháp tự học, tự nghiên cứu phát hiện ra kiến thức của học sinh và công tác đánh giá ngoài.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 67)

w