Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và tổchức thực hiện đạt

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 105)

3.2.4.1. Mục đích

Kế hoạch được ví như "Kim chỉ Nam" cho hành động của một tổ chức. Kế hoạch là căn cứ, là cơ sở giúp cho người quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động của cá nhân, và tập thể trong tổ chức. Kế hoạch là một trong những chức năng quan trọng của nhà quản lý.

Bản kế hoạch là chương trình hành động chi tiết của một tổ chức, chỉ rõ được những thuận lợi, khó khăn của tổ chức, mục tiêu của tổ chức, những nhiệm vụ cụ thể và biện pháp thực hiện để đạt được mục tiêu của tổ chức. Đồng thời cũng dự kiến được các nguồn lực và dự kiến thời điểm triển khai từng nhiệm vụ chi tiết, là cơ sở pháp lý mà mọi thành viên trong tổ chức cần nỗ lực phấn đấu để đạt được mục tiêu của tổ chức.

Chỉ đạo sâu sát, điều hành linh hoạt các hoạt động của tổ chuyên môn nhắm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, làm cho hoạt động của tổ chuyên môn hoạt động nhịp nhàng, đảm bảo tính hướng đích.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Tổ chuyên môn là đơn vị dưới cấp cơ sở, là nơi cụ thể hóa các hoạt động chuyên môn của nhà trường. Do vậy thực hiện tốt kế hoạch tổ chuyên môn là tiền đề thực hiện mục tiêu chuyên môn của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn cần đảm bảo các yêu cầu: - Cần cụ thể hóa được những quan điểm chỉ đạo của Đảng về giáo dục, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành và các cấp quản lý giáo dục, sát với mục tiêu giáo dục của địa phương.

- Phải phù hợp với thực tiễn của nhà trường, của tổ chuyên môn, có giải pháp phát huy những điểm mạnh của tổ và hạn chế ảnh hưởng của những điểm còn tồn tại.

- Phải đảm bảo tính đồng bộ: thống nhất với kế hoạch chuyên môn của nhà trường, phải phù hợp với đặc điểm chung của các bộ môn, cũng như tính cá biệt của mỗi môn học cụ thể.

- Phù hợp với khả năng của các thành viên trong tổ, phân công nhiệm vụ đảm bảo đúng người đúng việc, phát huy được khả năng của mọi thành viên trong tổ.

Quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Bước 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Đặc điểm tình hình của tổ chuyên môn (4 bước đầu)

+ Đặc điểm về đội ngũ giáo trong tổ: Số lượng giáo viên các bộ môn đủ hay thiếu, cơ cấu của đội ngũ đã đồng bộ không, trình độ chuyên môn, khả năng thực hiện nhiệm cụ được giao, tinh thần làm việc ... .Tổng kết những điểm mạnh của tổ, xác định những mặt hạn chế.

+ Đặc điểm, tình hình học tập của học sinh: Số lượng, kết quả học tập năm học trước, kết quả khảo sát đầu năm, phân loại các đối tượng học sinh theo học lực: học sinh giỏi, học sinh đại trà, học sinh yếu, kém.

+ Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy: Phòng học, phòng chức năng, thiết bị, thư viện. Đánh giá xem mức độ ảnh hưởng đến công tác giảng dạy, học tập.

+ Xây dựng các chỉ tiêu: Bộ môn chỉ tiêu với học sinh mũi nhọn, chỉ tiêu với học sinh đại trà, chỉ tiêu với học sinh yếu kém. Danh hiệu cá nhân, danh hiệu tập thể.

* Xác định các biện pháp thực hiện (bước 6) + Đối với tổ trưởng.

+ Đối với thành viên trong tổ

+ Đề xuất các biện pháp với Ban giám hiệu. + Dự kiến các nguồn lực phục vụ.

- Xây dựng kế hoạch cá nhân

* Xây dựng kế hoạch giáo viên: Tổ trưởng thống nhất với các thành viên về mẫu kế hoạch, hướng dẫn giáo viên trong tổ cụ thể hóa mục mục tiêu của tổ trong kế hoạch cá nhân của mình, đồng thời đề xuất những giải pháp riêng đối với từng bộ môn.

* Xây dựng kế hoạch của tổ trưởng:

+ Xây dựng chương trình làm việc của tổ theo thời gian: Năm học, học kỳ, các đợt thi đua, theo tháng, tuần.

+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá các nội dung hoạt động của tổ. + Xây dựng kế hoạch phối hợp công tác: với các thành viên trong tổ, với Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm chuyên môn trong trường, cụm trường, Đoàn, Liên đội.

+ Công tác tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động chuyên môn. * Dự thảo kế hoạch, thông qua kế hoạch trong tổ để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện dự thảo, xin ý kiến Ban giám hiệu.

Bước 2: Phân công nhiệm vụ

- Ban chuyên môn

+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường theo năm học, các tháng, hướng dẫn các tổ chuyên xây dựng chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện.

+ Kiểm tra các hoạt động, hồ sơ của tổ chuyên môn. - Tổ trưởng chuyên môn

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ.

+ Hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình.

+ Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ.

+ Tham gia đánh giá, xếp loại các thành viên của tổ theo quy định của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

- Thành viên trong tổ:

+ Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học của nhà trường.

+ Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục nội khóa và ngoại khóa . + Tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn: Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, các hoạt động chuyên đề, ngoại khóa, dự giờ thăm lớp, hội giảng, viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ...

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục trước nhà trường.

Bước 3: Tổ chức thực hiện

* Đối với Ban giám hiệu

+ Tham mưu với lãnh đạo nhà trường các biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động của tổ chuyên môn.

+ Định hướng xây dựng, duyệt kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn. + Thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động của tổ chuyên môn. - Kiểm tra đánh giá các hoạt động của tổ chuyên môn.

* Đối với tổ chuyên môn

- Cụ thể các hoạt động của Ban chuyên môn, xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.

- Hướng dẫn giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch bộ môn, kế hoạch cá nhân, kiểm tra, sơ duyệt kế hoạch của giáo viên.

- Triển khai thực hiện các các hoạt động chuyên môn cụ thể đến từng giáo viên.

- Quản lý các hoạt động tổ chuyên môn:

+ Quản lý việc thực hiện chương trình bộ môn.

+ Quản lý quá trình dạy học: tập chung quản lý chương trình giáo dục nội khóa, ngoại khóa, soạn bài, ký duyệt giáo án, lên lớp, chấm trả bài học sinh.

+ Quản lý các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề.

+ Quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. + Quản lý việc bôi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, việc viết và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, dự giờ thăm lớp, hội giảng của tổ viên.

+ Quản lý hoạt động học tập của học sinh.

+ Quản lý công tác phối hợp giữa các thành viên trong tổ, với giáo viên chủ nhiệm, với liên đội, đoàn thanh niên, công đoàn.

- Kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn của mỗi tổ viên.

- Thu thập các thông tin ngược từ giáo viên, chủ động đề xuất các biện pháp giải quyến, xin ý kiến chỉ đạo từ Ban giám hiệu.

* Đối với các thành viên trong tổ.

- Vào đầu mỗi năm học, căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, hướng dẫn của Ban chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ.

- Thông qua kế hoạch cá nhân, đón nhận những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, ý kiến chỉ đạo của Ban giám hiệu.

- Chủ động thực hiện các nhiệm vụ được phân công một cách linh hoạt, sáng tạo.

- Rà soát, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

- Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần chỉ đạo sâu sát việc xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, kiểm tra, ký duyệt.

- Phân công nhiệm vụ đảm bảo đúng người, đúng việc.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra những nội dung xây dựng trong kế hoạch và chỉ đạo việc bổ sung những nội dung mới, phát hiện, điều chỉnh kịp thời những lỗi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 105)

w