Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quản lý hoạt động chuyên môn

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 115)

- Hiệu trưởng khi phát hiện các lỗi, nguy cơ chệch mục tiêu sẽ điều chỉnh kịp thời để thực hiện các mục tiêu về chuyên môn của nhà trường.

3.2.6. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quản lý hoạt động chuyên môn hoạt động chuyên môn

3.2.6.1: Mục đích:

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy học là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học mà nếu thiếu nó thì không thể có hoạt động dạy học, không có nhà trường…. Đây là yếu tố hỗ trợ đắc lực nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

- Tăng cường cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị và đồ dùng dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá là một trong những yêu cầu cơ bản của việc thực hiện chủ trương đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông nói chung và THCS nói riêng.

- Trong giai đoạn đổi mới nội dung và phương pháp dạy học hiện nay, hơn lúc nào hết, việc khai thác, củng cố, tăng cường sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hóa chính là điều kiện tốt để giáo viên và học sinh nhanh chóng tiếp cận, nắm bắt được lượng tri thức, lượng thông tin cập nhật, hiện đại, thúc đẩy phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” ngày càng được nâng cao.

- Khai thác, xây dựng, củng cố, sử dụng hợp lý, có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học giúp cho người giáo viên thêm tự tin, sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn, sử dụng các phương pháp dạy học, nhờ đó chất lượng dạy học cũng được nâng cao. Đây cũng là cơ hội để giáo viên được tự khẳng định sự trưởng thành của mình về năng lực chuyên môn.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện

- Rà soát lại thực trạng, lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường thiết bị dạy học phù hợp với nội dung chương trình sách giáo khoa mới, đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện, giáo dục theo năng lực sở trường, giáo dục kỹ năng sống, ...

- Củng cố, sửa chữa, bảo quản tốt các cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học hiện có.

- Có kế hoạch tham mưu với chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cũng như hội phụ huynh học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã và các nhà hảo tâm huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, đồ dùng dạy học theo các tiêu chí trường THCS chuẩn Quốc gia.

Trong điều kiện kinh tế xã hội ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay, việc đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường THCS trong một thời gian ngắn là rất khó khăn. Vì vậy hiệu trưởng cần phải xác định rõ những việc ưu tiên hàng đầu cần làm ngay của trường đó là xây dựng đủ phòng học, phòng học bộ môn, phòng chứa đồ dùng, thiết bị dạy học. Những năm học sau sẽ tham mưu tiếp để xây dựng các phòng chức năng khác. Việc mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học phải căn cứ vào danh mục thiết bị và đồ dùng dạy học tối thiểu do Bộ GD & ĐT ban hành, đảm bảo đồng bộ với việc triển khai đại trà chương trình sách giáo khoa mới. Trước mắt có thể mua cho mỗi khối lớp một vài bộ đồ dùng, thiết bị dạy học đồng bộ để các lớp trong khối có thể dùng chung. Mỗi năm học sau sẽ mua bổ xung những bộ đồ dùng, thiết bị dạy học còn thiếu để mỗi lớp học có 1 bộ thiết bị, đồ dùng dạy học đồng bộ.

- Xây dựng thư viện, phòng đọc theo hướng chuẩn hoá. Đặt báo Đảng, báo ngành giáo dục, báo Đội và một số tạp chí liên quan đến chuyên môn như: Toán tuổi thơ dành cho THCS, Nghiên cứu giáo dục, Khoa học giáo dục.

Huy động giáo viên, học sinh, các tổ chức xã hội và cá nhân ủng hộ sách, báo, tạp chí, tài liệu tham khảo… cho thư viện trường. Thư viện là nơi giáo viên và học sinh học tập, bồi dưỡng, làm phong phú thêm vốn sống, vốn hiểu biết của mình đồng thời cũng là nơi thư giãn, giải trí rất tốt sau những giờ dạy, giờ học căng thẳng.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học để giáo viên biết sử dụng thành thạo và có hiệu quả đồ dùng trong giảng dạy.

- Có cơ chế khuyến khích giáo viên tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học. - Xây dựng thói quen sử dụng đồ dùng, trang thiết bị dạy học trong đội ngũ giáo viên. Yêu cầu mỗi bài dạy mà giáo viên không sử dụng đồ dùng dạy học thì bài dạy đó chỉ được xếp loại dưới mức trung bình .

- Giáo dục cho giáo viên và học sinh ý thức giữ gìn, bảo quản thiết bị, đồ dùg để sử dụng được lâu, bền, tiết kiệm ngân sách cho trường và cho nhà nước.

- Có cơ chế quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất thiết bị, đồ dùng dạy học. Giao trách nhiệm trông coi, bảo quản rõ ràng cho bảo vệ trường và những người được phân công phụ trách cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, thư viện nhà trường.

- Có kế hoạch cụ thể về kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thường xuyên và định kỳ trong năm học cũng như trong thời gian nghỉ hè.

- Có đầy đủ hồ sơ quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học của nhà trường.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

- Vào đầu mỗi năm học Hiệu trưởng yêu cầu giáo viên bộ môn, tổ trưởng chuyên môn phối hợp với cán bộ thư viện, thiết bị rà soát lại đồ dùng, trang thiết bị, sách giáo khoa, sách tham khảo phục vụ cho công tác giảng dạy. Lập biên bản loại bỏ những trang thiết bị, đồ dùng không sử dụng được, đề suất mua bổ sung các đồ dùng, thiết bị mới.

- Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch mua mới, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn.

- Xây dựng kế hoạch sử dụng, khai thác các trang thiết bị đã có, ứng dụng các thiết bị hiện đại vào giảng dạy.

- Cuối năm học tổng kết, rút kinh nghiệm việc sử dụng cơ sở vật chất vào hoạt động chuyên môn.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w