Thực trạng tổchức hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 60)

2.2.5.1. Sinh hoạt tổ chuyên môn

Sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn là việc làm rất thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học của từng bộ môn trong nhà trường.

Bảng 2.6. Đánh giá của khách thể khảo sát về việc tổ chức, chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn của hiệu trường

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng

điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1

Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo quy định của nhà trường.

14 7

90,

7 15 9,3 0 0 471 2,9 1

2

Hàng tuần Hiệu trưởng yêu cầu tổ, nhóm trưởng chuyên môn giải quyết dứt điểm các công việc chuyên môn được giao theo quyền hạn cho phép.

93 57,

4 48 29,

6 21 13,

0 396 2,44 5

3

Hiệu trưởng theo dõi, đôn đốc thường xuyên và chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các công việc theo đúng tiến độ thời gian đã duyệt.

11 7 72, 2 45 27, 8 0 0 441 2,72 2 4

Hiệu trưởng chỉ đạo, bố trí, phân bố thời gian cho các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các chuyên đề có hiệu quả.

11 7 72, 2 39 24, 1 6 3,7 435 2,69 3 5

Hiệu trưởng dự họp thường xuyên cùng các tổ, nhóm chuyên môn để nắm bắt tình hình và kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn của các thành viên trong tổ

87 53,

7 45 27,

8 30 18,

5 381 2,35 6

6

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn và các cá nhân cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ, cùng nhau xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh.

102 62,

9 45 27,

8 15 9,3 411 2,54 4

2,61

Bảng 2.6 đánh giá kết quả khảo sát cho thấy rất rõ mức độ thực hiện các biện pháp Hiệu trưởng quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn, nhóm

chuyên môn. Như vậy, các biện pháp mà hiệu trưởng đưa ra được đánh giá khá tốt (có điểm trung bình chung X = 2,61). Kết quả khá phù hợp với thực tếc quản lý chuyên môn trong các nhà trường THCS.

Trong 6 biện pháp được đưa ra thì biện pháp thứ nhất "Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo quy định của nhà trường" có

X = 2,9 xếp thứ nhất với 90,7% người được khảo sát đánh giá xếp loại tốt, tiếp theo là các biện pháp "Theo dõi, đôn đốc thường xuyên và chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các công việc theo đúng tiến độ thời gian đã duyệt" có X = 2,72 xếp thứ 2; tiếp đó là biện pháp "Chỉ đạo, bố trí, phân bố thời gian cho các tổ, nhóm chuyên môn thực hiện các chuyên đề có hiệu quả" X = 2,69 xếp thứ 3.

Biện pháp thứ 5 "Dự họp cùng các tổ, nhóm chuyên môn để nắm bắt tình hình và kiểm tra việc thực hiện sinh hoạt chuyên môn của các thành viên trong tổ" có X = 2,35 và xếp thứ 6/6 với 53,3% người được khảo sát đánh giá xếp loại tốt, 27,8% xếp loại khá và 18,5 % đánh giá xếp loại trung bình. Nội dung này được đánh giá thấp nhất. Do vậy Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa tới việc dự họp với tổ, nhóm chuyên môn để nắm trắc những việc đã làm tốt, những hạn chế để chỉ đạo, hỗ trợ trực tiếp các thành viên, đồng thời chỉ đạo các thành viên trong tổ, nhóm chuyên môn cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau và thực hiện tốt các công việc được giao.

2.2.5. 2. Thực hiện quy chế chuyên môn

Bảng 2.7. Ý kiến của khách thể khảo sát về việc hiệu trưởng các trường THCS giám sát thực hiện quy chế chuyên môn.

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL %

1 Thực hiện đúng phân phối chương trình

14 7

90,

7 15 9,3 0 0 471 2,91 1

2 Lập và triển khai kế hoạch cá

nhân 87

53,

7 45 27,

8 30 18,

5 381 2,35 7

3 Thực hiện dạy bù, dạy thay, đúng quy định. 11 1 68, 5 45 27, 8 6 3,7 429 2,65 3

4 Bồi dưỡng học sinh giỏi 10 9

67,

3 33 20,

4 20 12,

3 413 2,55 4

5 Phụ đạo học sinh yếu kém 68 42,

0 54 33,

3 40 24,

7 352 2,17 8

6

Chấm trả bài nghiêm túc, khách quan, đúng thời gian quy định. 10 1 62, 3 45 27, 8 16 9,9 409 2,52 5

7 Cập nhật điểm số qua sổ điểm

theo định kỳ hàng tháng, kỳ. 99 61,1 46 28,4 17 10,5 406 2,51 6 8 Đầy đủ hồ sơ chuyên môn

theo quy định 127

78,

4 35 21,6 0 0 451 2,78 2 2,56

Từ bảng 2.7 nêu trên ta có thể rút ra nhận xét:

- Mức độ thực hiện quy chế chuyên môn khá tốt (X = 2,56), trong đó mức độ "Thực hiện đúng phân phối chương trình" có X = 2,91 có thứ bậc 1/8 được đánh giá là tốt nhất, tiếp đó là nội dung "Đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định" có X = 2,78 thứ bậc là 2/8 kết quả trên là phù hợp với thực tế hoạt động chuyên môn của các trường THCS ở huyện Tứ Kỳ.

- Nội dung có mức độ thực hiện thấp: "Phụ đạo học sinh yếu kém" với 42,0% đánh giá ở mức độ tốt, khá 33,3% đánh giá ở mức độ khá và 24,7%

đánh giá ở mức độ trung bình; tiếp đó là nội dung "Lập và triển khai kế hoạch cá nhân" với 53,7% đánh giá ở mức độ tốt, khá 27,8% đánh giá ở mức độ khá và 18,5% đánh giá ở mức độ trung bình. Kết quả trên sát với thực tế của các trường THCS bởi công tác phụ đạo học sinh giỏi được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua của các trường THCS còn công tác phụ đạo học sinh yếu kém phần nhiều do các nhà trường tự triển khai. Do vậy Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa đến nội dung thứ 2 và thứ 5.

2.2.5. 3. Bồi dưỡng chuyên môn

Bảng 2.8. Đánh giá việc Hiệu trưởng thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên.

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL %

1 Kiểm tra đánh giá giờ dạy của đội ngũ giáo viên.

11 7 72, 2 33 20, 4 12 7,4 429 2,65 1 2

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên. 10 1 62, 4 43 26, 5 18 11, 1 407 2,51 3 3

Tổ chức việc thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học và, kỹ năng giáo dục học sinh.

86 53,

1 60 37,

0 16 9,9 394 2,43 5

4 Kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng. 10 1 62, 3 40 24, 7 21 13, 0 404 2,49 4 5

Theo dõi, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm.

85 52,

5 42 25,

9 35 21,

6 374 2,3 6

6 Tạo điều kiện cho giáo viên đi học trên chuẩn. 12 1 74, 7 26 16, 0 15 9,3 430 2,65 1 2,51

Bảng 2.8 cho thấy nội dung mà Hiệu trưởng làm tốt và quan tâm chỉ đạo là:

- Kiểm tra đánh giá giờ dạy của đội ngũ giáo viên (X = 2,65 có thứ bậc 1/6)

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên (X =

2,51 có thứ bậc 3/6)

Kết quả trên phù hợp với thực tế giáo dục của giáo dục THCS của huyện Tứ Kỳ đó là thường xuyên quan tâm đến việc kiểm tra giờ dạy của giáo viên, công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ, và đặc biệt là việc tạo điều kiện cho giáo viên đi học trên chuẩn bởi giáo viên THCS chỉ cần trình độ Cao đẳng Sư phạm nhưng thực tế hiện nay trình độ chuyên môn của giáo viên trong huyện đạt 80% - 95% đạt trình độ Đại học.

Tuy nhiên Hiệu trưởng còn có hai nội dung làm chưa tốt:

- Tổ chức việc thực hiện công tác bồi dưỡng kỹ năng dạy học và, kỹ năng giáo dục học sinh được đánh giá tốt là 53,1%, khá 37,0%, trung bình là 9,1% điều này phù hợp với thực tế giáo dục ở huyện Tứ Kỳ. Bởi do đặc điểm trường nhỏ mỗi môn học nhà trường chỉ có một giáo viên, trường lớn có 02 giáo viên cùng chuyên môn, có những trường còn không có giáo viên chuyên do vậy việc bồi dưỡng tại chỗ gặp nhiều khó khăn.

- Theo dõi, kiểm tra đánh giá và rút kinh nghiệm về công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm. Nội dung này được đánh giá thấp nhất với 52,5% đánh giá ở mức độ tốt; 25,9% đánh giá ở mức độ khá; 21,6% đánh giá ở mức độ trung bình. Điều này phù hợp với thực tế bởi công tác kiểm tra của hiệu trưởng có thể tiến hành theo định kỳ, nhưng việc rút kinh nghiệm góp ý cho giáo viên còn hạn chế bởi ở THCS phần lớn Hiệu trưởng và giáo viên không cùng chuyên môn, do đặc thù trường nhỏ nên giáo viên các bộ môn phần lớn có tỉ lệ 01 giáo viên / môn, tổ trưởng chuyên môn thường là các giáo viên Toán hoặc Ngữ văn do vậy việc đóng góp sâu vào chuyên môn cho các giáo viên khác gặp nhiều khó khăn.

Hai nội dung trên được đánh giá phù hợp với thực tế ở các trường THCS. Bởi trình độ giáo viên ở các trường THCS không đồng đều ở huyện Tứ Kỳ hiện nay, số giáo viên ở các khu vực xa đường 391, xa thị trấn, thị tứ có đội ngũ giáo viên còn trẻ, non tay nghề, hoặc giáo viên cao tuổi là người

địa phương còn giáo viên, giỏi thường chuyển về các trường có giao thông thuận lợi, khu vực có kinh tế phát triển hơn. Bên cạnh đó Hiệu trưởng cần quan tâm hơn nữa đến công tác tổng kết rút kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

2.2.5. 4. Thực hiện kế hoạch chuyên môn trong năm học

Bảng 2.9. Mức độ hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1

Hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chỉ tiêu kế hoạch môn học trong năm học. 14 4 88, 9 18 11, 1 0 0 468 2,89 1

2 Phê duyệt kế hoạch của từng

giáo viên 95

58,

7 47 29,

0 20 12,

3 399 2,46 7

3 Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học, giáo dục. 102

62,

9 45 27,

8 15 9,3 411 2,54 2

4

Theo dõi việc thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ của tổ viên.

94 58,

0 46 28,

4 22 13,

6 396 2,44 8

5 Theo dõi tiến độ vào điểm của

tổ viên 102 63, 0 35 21, 6 25 15, 4 401 2,48 6 6 Tổng kết đánh giá việc thực hiện các giờ dạy chuyên đề.

10 0 61, 7 46 28, 4 16 9,9 408 2,52 4 7 Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm các đợt hội giảng. 102

62,

9 38 23,

5 22 13,

6 404 2,5 5

8 Tổng kết đánh giá việc thực hiện các đợt ngoại khóa. 85

52,

5 42 25,

9 35 21,

6 374 2,31 9

9

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch học kỳ và cả năm học của giáo viên.

10 4 64, 4 40 24, 7 18 11, 1 410 2,53 3 2,52

Qua bảng 2.9 trên ta thấy việc thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn được đánh giá thường xuyên xong ở các mức độ khác nhau:

- Những nội dung được Hiệu trưởng ưu tiên quan tâm là:

+ Hướng dẫn giáo viên xây dựng nội dung, chỉ tiêu kế hoạch môn học trong năm học (X = 2,89 có thứ bậc 1/9).

+ Theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học, giáo dục ( X = 2,54 có thứ bậc 2/9).

+ Đánh giá việc thực hiện kế hoạch học kỳ và cả năm học của giáo viên (X = 2,53 có thứ bậc 3/9).

Kết quả trên cho thấy Hiệu trưởng đã quan tâm tới việc triển khai kế hoạch của nhà trường đến tổ chuyên môn thực hiện, ưu tiên đến việc thực hiện chương trình bởi đây là tiêu chí bắt buộc, cũng như coi trọng công tác tổng kết rút kinh nghiệm.

- Những nội dung Hiệu trưởng làm chưa tốt là:

+ Phê duyệt kế hoạch của từng giáo viên (được đánh giá tốt là 58,7%; khá 29,0%; trung bình 12,3% ). Việc kiểm tra, phê duyệt kế hoạch của từng giáo viên mất khá nhiều thời gian, nên Hiệu trưởng trường giao cho Phó hiệu trưởng, hoặc tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt sau đó hiệu trưởng ký. Do vậy mà Hiệu trưởng không nắm được các chỉ tiêu cụ thể, cũng như các giải pháp chi tiết của mỗi giáo viên đồng thời không góp ý cho giáo viên, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch chung.

+ Theo dõi việc thực hiện kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ của tổ viên được đánh giá tốt là 58,0%; khá 28,4%; trung bình 13,6%. Việc theo dõi kiểm tra này Hiệu trưởng thường giao cho tổ trưởng chuyên môn, hoặc Phó hiệu trưởng.

+ Tổng kết đánh giá việc thực hiện các đợt ngoại khóa được đánh giá tốt là 52,5%; khá 25,9%; trung bình 21,6%. Điều này cho thấy Hiệu trưởng thường quan tâm nhiều đến công tác dạy học, các hoạt động ngoại khóa thường giao cho các tổ trưởng, hoặc người thực hiện ngoại khóa. Do vậy, mà việc bao quát, tổng kết, đánh giá thiếu tầm nhìn, khá ảnh hưởng đến công tác rèn luyện, giáo dục học sinh.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 60)

w