Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 121)

Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp được thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn.

STT CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT TÍNH CẦN THIẾT TÍNH KHẢ THI D D 2 Điểm trung bình X Thứ bậc Xi Điểm trung bình X Thứ bậc i Y 1

Cụ thể hóa các văn bản pháp quy để tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động chuyên môn.

2,76 4 2,7 5 -1 1

2

Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

2,9 1 2,91 1 0 0

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho bản thân Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng.

2,84 2 2.8 3 -1 1

4

Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

2,8 3 2,88 2 1 1

5 Tăng cường kiểm tra, đánh giá

các hoạt động chuyên môn. 2,72 5 2,77 4 1 1

6

Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quản lý hoạt động chuyên môn.

2,63 6 2,65 6 0 0

Tổng 2,78 2,79 4

Ta sử dụng công thức hệ số tương quan thứ bậc Spearman:

2 2 6 1 ( 1) D r N N = − − ∑ Trong đó: + r: là hệ số so sánh thứ bậc Spearman.

+ D: là hiệu số thứ bậc của hai đại lượng đem so sánh. + N: là số đơn vị nghiên cứu.

2 2 2 6 6.6 1 1 0,893 ( 1) 7(7 1) D r N N = − = − = − − ∑

Nhận xét: Kết quả trên cho thấy tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động của hiệu trưởng các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương được đề xuất có tương quan thuận và chặt chẽ (r > 0,8), có nghĩa là các biện pháp quản lý được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Vì vậy việc thực hiện 6 biện pháp quản lý trên là cần thiết và phù hợp với thực tiễn hiện nay của các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động chuyên môn tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương chúng tôi đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng đó là:

1. Cụ thể hóa các văn bản pháp quy để tiếp tục hoàn thiện quy chế hoạt động chuyên môn.

2. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên.

3. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng. 4. Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả.

5. Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động chuyên môn.

6. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quản lý hoạt động chuyên môn.

Các biện pháp qua khảo nghiệm cho thấy là rất cần thiết và mang tính khả thi cao phù hợp với đặc điểm của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

1.1. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền giáo dục nước nhà, giáo dục THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây đã có những

bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, chất lượng. Để góp phần đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, giáo dục THCS phải không ngừng được nâng cao chất lượng.

1.2. Để nâng cao chất lượng giáo dục THCS, trước tiên phải thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên các trường bởi vì đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt trực tiếp quyết định đến chất lượng dạy học và thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn.

1.3. Qua kết quả điều tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS Tứ Kỳ, Hải Dương cho ta thấy: Hiệu trưởng các trường đều nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và đã đề ra được các biện pháp quản lý cụ thể.

Tuy nhiên, việc đề ra biện pháp và tổ chức thực hiện các biện pháp trong mỗi nhà trường và giữa các trường còn chưa đồng bộ, chưa đạt hiệu quả cao. Nhiều nguyên nhân dẫn tới kết quả đó xong nguyên nhân chủ yếu là đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương cũng còn nhiều bất cập: Một số cán bộ quản lý chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, số cán bộ quản lý đã được bồi dưỡng thì chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống, chương trình bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển giáo dục. Vì vậy, nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên là yêu cầu cần thiết trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương hiện nay.

1.4. Căn cứ vào cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi đã đề ra 6 biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng các trường THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và năng lực nghề nghiệp đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường THCS ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương được thể hiện trong chương 3 của luận văn này.

Nếu hiệu trưởng các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương tổ chức thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả 6 biện pháp trên thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục và đào tạo và năng lực nghề nghiệp đội ngũ cán bộ, giáo viên của các trường THCS trong bối cảnh hiện nay.

2. KHUYẾN NGHỊ

Với UBND tỉnh và sở GD & ĐT Hải Dương: - Với UBND tỉnh:

+ Đầu tư nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường THCS theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

+ Có chính sách thu hút sinh viên giỏi về công tác tại địa phương.

+ Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên làm cơ sở để xây dựng kế hoạch sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ.

- Với Sở GD&ĐT :

+ Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường đầu tư CSVC cho các trường THCS theo tiêu chí trường chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ GD & ĐT quy định. Cần đầu tư mua sắm các trang thiết bị đồng bộ trên cơ sở tham khảo ý kiến đề nghị mua sắm của hiệu trưởng các trường, tránh gây lãng phí ngân sách của nhà nước khi mua những trang thiết bị mà nhà trường đã có đủ trong khi những trang thiết bị còn thiếu lại không được mua sắm.

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và CBQL các trường THCS. Quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học các lớp bồi dưỡng bồi dưỡng thường xuyên.

+ Tăng cường công tác kiểm tra chuyên môn tới các trường THCS. + Quan tâm nhiều tới việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL và giáo viên THCS. Tạo điều kiện hỗ trợ thoả đáng về kinh phí để đào tạo CBQL và giáo viên có trình độ sau đại học.

+ Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chuyên môn đối với giáo viên các trường. Thành lập đoàn thanh tra chuyên môn phải đảm bảo là những người thực sự có năng lực chuyên môn và có phẩm chất đạo đức tốt để thanh tra các trường nhằm giúp các trường nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.

+ Quản lý chặt chẽ chất lượng dạy và học các lớp bồi dưỡng trong hè, bồi dưỡng thường xuyên trong năm học do Phòng GD tổ chức.

+ Cần công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi các cấp cho những giáo viên trực tiếp dạy những bộ môn mà có học sinh dự thi đạt giải học sinh giỏi các cấp.

+ Hằng năm cần tổ chức luân chuyển một cách hợp lý, khoa học với những CBQL và cả giáo viên đã công tác trên 10 năm tại 1 trường.

- Với đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tứ Kỳ.

+ Xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, công tác.

+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ gắn với kỷ cương, trách nhiệm trong nhà trường. + Lựa chọn sử dụng đội ngũ cán bộ phụ trách chuyên môn của trường, tổ trưởng chuyên môn phải là những người thực sự có năng lực chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín với tập thể nhằm thực hiện tốt kế hoạch chuyên môn của nhà trường .

+ Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, huy động nhiều nguồn lực tham gia xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường.

+ Không ngừng tự học tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực QL cũng như năng lực chuyên môn.

- Đối với bản thân giáo viên THCS:

+ Xác định rõ vai trò, trách nhiệm, lương tâm của mình trong giảng dạy. Thực sự say mê, tâm huyết với nghề dạy học.

+ Không ngừng tự học tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu của giáo dục THCS trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

+ Luôn có ý thức phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trưởng thành hơn nữa qua thực tiễn giảng dạy.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường CBWLGD&ĐT Trung ương I, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lý luận chính trị.

3. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang năng lực quản lý nhà trường, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

4. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, NXB giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường

trung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học, Ban hành kèm theo quyết định số 58/2011/TT - BGDĐT ngày 12/12/2011.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên THPT.

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012.

9. C.Mác, Ph. Enghen Toàn tập (1993), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Doan (chủ biên) (1996) - Học thuyết quản lý, NXB Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011),Các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo số 29-NQ/TW.

13. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

14. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về Giáo dục và Khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

15. Harold Koontz - Cyril - Odonnell - Heinz Weihrieh (1992), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998), Giáo dục học, tập (2), NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn (1987), Những bài giảng về quản lý trường học, tập (3), NXB Giáo dục.

18. Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội

19. Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển Tiếng Việt, NXB Phương Đông.

20. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục – Quản lý trường học, Viện Khoa học giáo dục Hà Nội.

21. Trần Kiểm (2006), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB ĐHQG Hà Nội 22. Trần Kiểm (2007), Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục, NXB Đại học

sư phạm Hà Nội.

23. Trần Kiểm - Bùi Minh Hiền (2006), Giáo trình quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

24. Trần Kiểm(2012), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

25. Luật Giáo dục của nước CHXHCN Việt Nam số 38/2005/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục số 38/2005/QH11 (số:44/2009/QH12).

26. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về Quản lý giáo dục,- NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1 Thống kê số liệu giáo viên các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

STT TRƯỜNG

THCS

Tổng số giáo

viên

Giáo viên đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn Đại học, trên đại học Cao đẳng sư phạm 10+3( THSP) Tổng số đạt chuẩn, trên chuẩn Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 An Thanh 27 10 37.0 17 63.0 0 0 27 100 2 Bình Lãng 16 10 62.5 6 37.5 0 0 16 100 3 Cộng Lạc 16 9 56.3 7 43.8 0 0 16 100 4 Đại Đồng 20 13 65.0 7 35.0 0 0 20 100 5 Đại Hợp 24 17 70.8 7 29.2 0 0 24 100 6 Dân Chủ 15 7 46.7 8 53.3 0 0 15 100 7 Đông Kỳ 16 3 18.8 13 81.3 0 0 16 100 8 Hà Kỳ 21 12 57.1 9 42.9 0 0 21 100 9 Hà Thanh 17 15 88.2 2 11.8 0 0 17 100 10 Hưng Đạo 32 19 59.4 13 40.6 0 0 32 100 11 Kỳ Sơn 12 10 83.3 2 16.7 0 0 12 100 12 Minh Đức 33 19 57.6 14 42.4 0 0 33 100 13 Ngọc Kỳ 15 7 46.7 8 53.3 0 0 15 100 14 Ngọc Sơn 25 20 80.0 5 20.0 0 0 25 100 15 Nguyên Giáp 30 15 50.0 15 50.0 0 0 30 100 16 Phượng Kỳ 15 9 60.0 6 40.0 0 0 15 100 17 Quang Khải 17 16 94.1 1 5.9 0 0 17 100 18 Quảng Nghiệp 17 6 35.3 11 64.7 0 0 17 100 19 Quang Phục 23 14 60.9 9 39.1 0 0 23 100 20 Quang Trung 24 18 75.0 6 25.0 0 0 24 100 21 Tái Sơn 16 11 68.8 5 31.3 0 0 16 100 22 Tân Kỳ 26 12 46.2 14 53.8 0 0 26 100 23 Thị Trấn 27 17 63.0 10 37.0 0 0 27 100

24 Phan Bội Châu 35 30 85.7 5 14.3 0 0 35 100

25 Tiên Động 23 13 56.5 10 43.5 0 0 23 100

26 Tứ Xuyên 14 8 57.1 6 42.9 0 0 14 100

27 Văn Tố 21 17 81.0 4 19.0 0 0 21 100

Cộng 577 357 61.9% 220 38.1% 0 0 577 100%

(Theo số liệu thống kê của Phòng giáo dục huyện Tứ Kỳ nămhọc 2012 - 2013)

Thống kê số liệu trình độ chuyên môn, trình độ quản lý của cán bộ quản lý các trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.

STT TRƯỜNG THCS Trình độ chuyên môn Đảng viên Trình độ quản lý Độ tuổi CĐ ĐH Trên ĐH Trung cấp ĐH Trên ĐH Dưới 30 30 - 45 Trên 45 1 An Thanh 0 2 0 2 1 0 0 0 2 0 2 Bình Lãng 0 2 0 2 2 0 0 0 2 0 3 Cộng Lạc 1 1 0 2 0 1 0 0 0 2 4 Đại Đồng 0 2 0 2 1 0 0 0 1 1 5 Đại Hợp 0 2 0 2 2 0 0 0 1 1 6 Dân Chủ 0 2 0 2 2 0 0 0 1 1 7 Đông Kỳ 0 2 0 2 2 0 0 0 2 0 8 Hà Kỳ 0 2 0 2 1 0 0 0 1 1 9 Hà Thanh 1 1 0 2 1 0 0 0 1 1 10 Hưng Đạo 0 2 0 2 2 0 0 0 2 0 11 Kỳ Sơn 0 2 0 2 2 0 0 0 1 1 12 Minh Đức 0 2 0 2 1 0 0 0 1 1 13 Ngọc Kỳ 0 2 0 2 2 0 0 0 1 1 14 Ngọc Sơn 1 1 0 2 1 0 0 0 0 2 15 Nguyên Giáp 0 2 0 2 2 0 0 0 1 0 16 Phan Bội Châu 0 3 0 3 3 0 0 0 2 1 17 Phượng Kỳ 0 2 0 2 2 0 0 0 2 0 18 Quang Khải 1 1 0 2 0 1 0 0 1 1 19 Quảng Nghiệp 0 2 0 2 1 0 0 0 2 0

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 121)