Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43)

1.4.2.1. Chủ trương chính sách quản lý giáo dục của các cấp

Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn quan tâm đến phong trào giáo dục của địa phương. Do địa lý huyện Tứ Kỳ được trải dài theo đường quốc lộ 391, dọc theo sông Thái Bình, chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông phân thành hai mươi sáu xã, một thị trấn có hai mươi bẩy trường THCS, từ chỗ chỉ có hai trường THCS Quang Phục, THCS Hà Thanh đạt chuẩn quốc gia, đến năm học 2014 - 2015 đã có 04 trường đạt chuẩn quốc gia, các trường THCS khác đều đảm bảo đủ cơ sở vật chất, phòng học trang thiết bị dạy học để nhà trường tiến hành học một ca.

1.4.2.2. Các văn bản pháp quy của nhà nước về công tác quản lý của Hiệu trưởng

- Điều 54 của Luật giáo dục sửa đổi năm 2009 và Điều 19 của Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT) đã nêu rất rõ về trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn của người Hiệu trưởng.

1.4.2.3. Mối quan hệ giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường

Các nhà trường đều có mối quan hệ chặt chẽ với Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội tại địa phương nơi có học sinh theo học, thể hiện: nhà trường là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã về công tác giáo dục học sinh, Ủy ban nhân dân xã chủ đầu tư xây dựng trường, lớp; sửa chữa, tu bổ cơ sở vật chất cho nhà trường hàng năm. Cùng với Đoàn thanh niên, Liên đội của nhà trường phối hợp với Đoàn thanh niên của xã tổ chức sinh hoạt hè, các hoạt động của đoàn, đội theo các chủ đề, chủ điểm của huyện đoàn tham gia vào các hoạt động như: sinh hoạt đội, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn xã hội, chống bạo lực học đường, Hội thị Nghi thức đội viên, giữ gìn và bảo quản di tích văn hóa địa phương.

1.4.2.4. Môi trường xã hội và gia đình học sinh.

Huyện Tứ Kỳ trải dài trên trục đường 391 phía Bắc là thành phố Hải Dương, phia Nam là thành phố Hải Phòng. Dân cư sinh sống bằng nghề nông nghiệp, trồng rau, củ, quả và xuất khẩu. Dọc theo tuyến đường 391 có hai khu công nghiệp lớn và số cụm công nghiệp nhỏ nên số lượng khá đông người dân làm việc trong các công ty, xí nghiệp, một bộ phận sinh sống bằng việc kinh doanh các dịch vụ ăn theo. Trong một số năm gần đây dưới tác động rõ dệt của Cơ chế thị trường, phong trào xây dựng nông thôn mới cùng với sự phát triển kinh tế của địa phương, xây dựng các thị trấn, thị tứ thì song song với nó là các tệ nạn xã hội cũng theo đó mà phát triển khá nhanh, nó đang xâm nhập dần dần vào các nhà trường, do đó công tác quản lý học sinh khá phức tạp, đặc biệt là các trường gần khu công nghiệp, thị trấn, thị tứ.

Bên cạnh đó phần lớp học sinh sống xa đường quốc lộ, do gia đình chỉ tham gia sản xuất nông nghiệp, hoặc bán nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn. Đa số các em thuần. Xong việc huy động tài chính, nguồn lực xã hội hóa gặp không ít khó khăn. Một bộ phận phụ huynh đi làm trong các công ty cả ngày, số chưa quan tâm đúng mức con em mình phó thác việc chăm sóc, con cái cho ông bà, việc dạy học cho nhà trường.

1.4.2.5. Điều kiện cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất là các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy như phòng học, hệ thống phòng bộ môn, thư viện, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, sân chơi, bãi tập, bàn nghế, bảng đen, ... Đó là điều kiện tiên quyết của nhà trường, là điều kiện để thầy giảng dạy tốt hơn, và việc học tập và rèn luyện của trò thuận lợi hơn.

Điều kiện cơ sở vật chất được coi là yếu tố thứ ba sau thầy và trò có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng chuyên môn nói riêng góp phần phục vụ mục tiêu giáo dục con người toàn diện của nhà trường.

Hiệu trưởng cần quan tâm tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm được điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phục vụ cho mọi hoạt động của nhà trường đặc biệt là hoạt động dạy của thầy và hoạt động học tập, rèn luyện của trò.

Kết luận chương 1

Quản lý hoạt động chuyên môn là một hoạt động quản lý quan trọng của Hiệu trưởng, quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy của thầy, hiệu quả học tập và rèn luyện của trò trong nhà trường.

Chương 1 đã phân tích và hệ thống hóa những những lý luận cơ bản và chủ yếu về quản lý, quản lý trường học, quản lý hoạt động chuyên môn, biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Người hiệu trưởng trường THCS là người trực tiếp xây dựng kế hoạch và định hướng mục tiêu cho các bộ phận, hướng dẫn chỉ đạo các bộ phận xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn. Nội dung và biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng trường THCS rất phong phú và đa dạng, hiệu quả của hoạt động này chịu ảnh hưởng nhiều của các nhân tố chủ quan và yếu tố khách quan trong quá trình tổ chức thực hiện. Đây là những vấn đề lý luận cơ bản, cần thiết làm cơ sở để khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Từ đó có cơ sở lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dạy học ở các trường THCS trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Vài nét về kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

2.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải DươngTình hình kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 Tình hình kinh tế xã hội trong nhiệm kỳ 2010 - 2015

- Kinh tế tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng cao, đạt bình quân 11,1%/năm. Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định, dịch vụ tăng trưởng khá, công nghiệp- xây dựng phát triển mạnh, có bước đột phá. Cơ cấu kinh tế năm 2010 nông nghiệp 38,5% - công nghiệp, xây dựng 31,5% - dịch vụ 30% (mục tiêu: 38% - 32% - 30%). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3,1%/năm (mục tiêu 4%/năm); công nghiệp- xây dựng 28,5%/năm (mục tiêu 27,6%/năm); các ngành dịch vụ 11,7%/năm (mục tiêu 13,2%/năm). Thu ngân sách huyện tăng bình quân 18,5%/năm. Chi ngân sách huyện tăng bình quân 8%/năm. Hoạt động thu chi ngân sách cơ bản đảm bảo theo quy định và đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện; hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng mở rộng. Cơ sở hạ tầng được tăng cường; nguồn lực về đất đai và tiềm năng, thế mạnh tiếp tục được khai thác, sử dụng có hiệu quả.

- Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp các đối tượng khó khăn… được quan tâm và có nhiều tiến bộ. Chất lượng và hiệu quả giáo dục nâng cao, chủ trương xã hội hóa, công bằng trong giáo dục được thực hiện tốt, công tác giáo dục đạo đức, hướng nghiệp, dạy nghề được quan tâm hơn; huyện đã có 28 trường đạt chuẩn quốc gia. Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả, công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, xây dựng xã đạt 10 chuẩn quốc gia về y tế được quan tâm thực hiện.

Các chỉ tiêu giảm sinh, giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 cơ bản được thực hiện. Chất lượng công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân được nâng lên. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đạt kết quả tốt, số làng, tỷ lệ gia đình, cơ quan văn hóa được công nhận vượt chỉ tiêu đề ra. Các chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đảm bảo quy định, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, nhiều lao động được giải quyết việc làm, hoạt động từ thiện, nhân đạo đã thu hút sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân.

- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; các tai, tệ nạn xã hội cơ bản được kiềm chế; các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo theo luật định.

- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường. Chất lượng và hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, công tác chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" được quan tâm chỉ đạo. Pháp lệnh dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Quy chế dân chủ ở cơ quan được triển khai, thực hiện đạt kết quả.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh.

Các chủ trương phát triển giáo dục của Đảng bộ, chính quyền địa phương:

Ngay sau khi Trung ương Đảng có Nghị quyết 02 khóa VIII về giáo dục và đào tạo thì Tỉnh ủy Hải Dương cũng có Nghị quyết số 02 về phát triển giáo dục và đào tạo. Trong đó đề ra những chủ trương phát triển nhanh hơn để sớm đạt các mục tiêu của toàn quốc. Năm 2000 toàn tỉnh đã đạt phổ cập giáo dục đúng độ tuổi ở tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tỉnh ủy có Nghị quyết về phát triển giáo dục và đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực (số 18/ KL/TU ngày 17/ 11/ 2004); chương trình về kiên cố hóa trường học. Đến nay toàn tỉnh đã xóa phòng học 3 ca, phòng học tranh tre. Tốc độ kiên cố hóa trường học diễn ra nhanh chóng chưa từng có.

Gần đây, ngày 28/ 01/ 2005 Thường vụ Tỉnh ủy có Nghị quyết và có thông báo về chủ trương phát triển các trung tâm hướng nghiệp và phổ cập giáo dục bậc trung học. Ngày 6/ 4/ 2005 ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương có Nghị quyết số 1500/QĐ-UB phê duyệt đề án phổ cập bậc trung học, trong đó giai đoạn 2005-2010 huy động 95-97% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và học trung học.

Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Huyện ủy Tứ Kỳ có chương trình tiếp tục hoàn thiện, xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia. Đó là một trong 9 chương trình Huyện ủy tập trung chỉ đạo trong giai đoạn 2010 - 2015. Ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ tiếp tục triển khai đề án xây dựng hệ thống trường chuẩn quốc gia. Trong đó đề ra mục tiêu đến năm 2015 có 90% trường tiểu học, 20% trường trung học cơ sở trong huyện đạt chuẩn quốc gia. Đại hội Đảng bộ huyện Tứ Kỳ khóa 23 (năm 2010) đề ra mục tiêu đến 2020 xây dựng 100% trường tiểu học, 30% trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

Trong các năm học từ 2010 - 2015 Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ chỉ đạo 4 trọng tâm phát triển kinh tế xã hội: Cánh đồng 50 triệu/ ha/ năm; Kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông; Xây dựng trường chuẩn quốc gia; Xây dựng làng văn hóa.

Trong ba năm qua Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện Tứ Kỳ chỉ đạo các địa phương bán đấu thầu quyền sử dụng đất để dùng tiền cho xây dựng trường chuẩn quốc gia. Ngoài ra nghiêm cấm dùng tiền này vào mục đích khác.

Đảng bộ và chính quyền các xã đang tập trung cao nhất khả năng của mình cho việc thực hiện đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia.

Sự quan tâm của toàn dân đến giáo dục cũng đang ở thời kỳ tốt nhất. Giáo dục và đào tạo đã được toàn Đảng, toàn dân và các bậc phụ huynh ý thức được là "Quốc sách hàng đầu". Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đã phát triển thành phong trào. Kết quả xây dựng cơ sở vật chất trường học trong 5 năm qua đã đạt được cao hơn 20 năm trước đó.

2.1.2. Giáo dục trung học cơ sở huyện Tứ Kỳ

2.1.3. 1. Quy mô phát triển học sinh

Theo số liệu thống kê của Phòng giáo dục huyện Tứ Kỳ năm học trong 3 năm học từ năm 2011- 2012 đến năm học 2013 - 2014 thì số lớp và số học sinh trong các năm học cụ thể như sau: Số lớp trong các trường THCS ở huyện Tứ Kỳ năm học 2011 - 2012 là 281 lớp, với 9012 học sinh; năm học 2012 - 2013 có 285 lớp, với 9055 học sinh lớp; năm học 2013 - 2014 có 273 lớp, với tổng số học sinh là 8872 học sinh. Ta thấy, tổng số lớp, và tổng số học sinh trong huyện Tứ Kỳ tương đối ổn định là điều kiện tốt để bố trí giáo viên giảng dạy ổn định, lâu dài có tác động tốt đến hoạt động chuyên môn.

Tuy nhiên số lớp, số lượng học sinh trong các nhà trường THCS huyện Tứ Kỳ không đồng đều nhau, có trường với số lớp lớn, số lượng học sinh đông. Bên cạnh đó một số trường lại có quy mô nhỏ số lớp ít, số lượng học sinh hạn chế. Điều này dẫn đến thực trạng ở các trường nhỏ mất cân đối về giáo viên đó là đủ số lượng biên chế quy định nhưng không đồng bộ mất cân đối về đội ngũ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng dạy, học và khó khăn trong sắp xếp bố trí đội ngũ.

2.1.3. 2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên

Tính đến năm học 2012 - 2013 tổng số cán bộ giáo viên của huyện Tứ Kỳ có 577 giáo viên. Tỉ lệ giáo viên trên lớp là 2,1 so với định biên trên lớp là 1,85 giáo viên/lớp [Phụ lục 1], như vậy tỉ lệ giáo viên trên lớp là cao hơn quy định. Do đặc điểm huyện Tứ Kỳ có nhiều trường nhỏ dẫn đến có bộ môn giáo

viên không đủ giờ theo quy định nên tổng số giáo viên trong huyện tăng lên, mặt khác do số học sinh trong độ tuổi THCS có xu hướng giảm. Điều này ảnh hưởng đến sự không đồng bộ về cơ cấu đội ngũ trong các nhà trường, dẫn đến tình trạng đủ về số lượng giáo viên nhưng thiếu các giáo viên chuyên ở một số bộ môn, đặc biệt là ở các trường nhỏ. Tình trạng khó khăn trong việc sắp xếp, phân công chuyên môn ở một số trường dẫn đến hiện tượng cào bằng trong chuyên môn và sinh ra dạy chéo môn. Điều này còn dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức giảng dạy, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học trong các nhà trường.

Trong 577 giáo viên THCS có 227 giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn chiếm 38,1%, giáo viên có trình độ trên chuẩn đào tạo là 61,1%. Vậy tỉ đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. Đây là điều kiện rất tốt để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.

2.1.3.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ quản lý các trương THCS

Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ở huyện Tứ Kỳ khá cao 100% đạt chuẩn và trên chuẩn [phụ lục 2], trong đó chỉ có 5 cán bộ quản lý có trình độ cao đẳng chiếm 9,1%; 50/55 cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn chiếm 90,9%. 100% cán bộ quản lý là đảng viên; 70,9% cán bộ có trình độ quản lý trung cấp; 7,3% cán bộ được đào tạo quản lý ở trình độ đại học quản lý. Trình độ quản lý giáo dục có trình độ thạc sĩ chưa có. Một đặc điểm khác nữa của cán bộ quản lý có trình độ trung cấp hầu hết được đào tạo trung cấp lý

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 43)

w