Thực trạng xây dựng kế hoạch chuyên môn hiệu trưởng các trường THCS

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 56)

Bảng 2.3. Ý kiến của khách thể khảo sát về việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn của hiệu trưởng

TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tổng điểm ∑ Điểm TB X Thứ bậc Tốt Khá TB SL % SL % SL % 1

Hiệu trưởng quán triệt nhiệm vụ năm học đến tập thể sư phạm nhà trường và xác định mục tiêu, giải pháp cụ của nhà trường. 14 1 87, 0 21 13, 0 0 0 465 2,87 1 2

Hiệu trưởng hướng dẫn, tổ chức phân công chuyên môn đảm bảo tính khoa học, sư phạm. 129 79, 6 27 16, 7 6 3,7 447 2,76 4 3

Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn các bước xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn. 111 68, 5 36 22, 2 15 9,3 420 2,59 6 4

Hiệu trưởng phân cấp cho Tổ chuyên môn lãnh đạo tập thể tổ, hướng dẫn các thành viên của tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn, biện pháp, lịch trình thực hiện kế hoạch.

129 79,

6 33

20,

4 0 0 453 2,8 2

5 Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn. 123

75,

9 30

18,

5 9 5,6 438 2,7 5

6

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn phê duyệt kế hoạch chuyên môn của từng tổ viên. 136 83, 9 20 12, 4 6 3,7 454 2,8 2 7

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và tổng kết thực hiện. 102 69, 2 39 24, 1 21 13, 0 405 2,5 7

2,72

Qua kết quả khảo sát ở bảng 2.3 và ý kiến trao đổi với Hiệu trưởng các trường THCS cho thấy: Công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch chuyên môn của hiệu trưởng, và chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, giáo viên đã được hiệu trưởng thực hiện khá tốt (X có mức độ dao động từ 2,5 đến 2,87).

Trong đó các Hiệu trưởng đã chú trọng biện pháp quán triệt nhiệm vụ năm học đến tập thể sư phạm nhà trường và xác định mục tiêu, giải pháp cụ thể của nhà trường xem đó là định hướng cơ bản, đầu tiên cho việc xây dựng kế hoạch (có X = 2,87; với 87,0% đánh giáđạt mức độ tốt; 13,0% đánh giá đạt mức độ khá và không có khách thể đánh giá đạt mức độ trung bình, yếu).

Tuy nhiên, việc Hiệu trưởng hướng dẫn kỹ năng về các bước xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn (X= 2, 59; có thứ bậc 6/7) chưa được chú trọng và hiệu trưởng cần quan tâm hơn đến kỹ thuật xây dựng các loại kế hoạch cho tổ chuyên môn và giáo viên (với 63,8% đánh giá xếp loại tốt thấp nhất trong các nội dung được hỏi và 9,3% khách thể khảo sát đánh giá xếp loại trung bình)

Nội dung Hiệu trưởng chỉ đạo, trực tiếp cùng rút kinh nghiệm, điều chỉnh, tổng kết thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn chưa thực sự được chú trọng và ít được hiệu trưởng quan tâm (X = 2,5; có thứ bậc 7/7). Nội dung này được các khách thể khảo sát đánh giá 13% đạt mức độ trung bình, 24% đánh giá đạt mức độ khá. Do vậy Hiệu trưởng cần sâu sát hơn trong việc góp ý, tổng kết rút kinh trong xây dựng kế hoạch. Điều này cũng phù hợp với thực tế vì tuy có hướng dẫn và phổ biến cách lập kế hoạch nhưng chất lượng kế hoạch lại phụ thuộc vào năng lực của tổ trưởng chuyên môn, còn việc rút kinh nghiệm điều chỉnh và tổng kết thực hiện kế hoạch chỉ mới được tiến hành ở tổ dưới sự điều hành của tổ trưởng.

Một phần của tài liệu QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN TỨ KỲ, TỈNH HẢI DƯƠNG (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w