Người kể chuyệ nở ngôi thứ nhất

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 34)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.2. Người kể chuyệ nở ngôi thứ nhất

Người kể chuyện ở ngôi thứ nhất là phương thức trần thuật xuất hiện muộn hơn so với phương thức trần thuật ở ngôi thứ ba. Tuy vậy, phương thức trần thuật ngôi thứ nhất bước vào thế kỉ XIX cũng đã trở thành ngôi kể thông dụng và khá được ưa chuộng đối với nhiều nhà văn trên thế giới. Ở nước ta ngôi kể này đến đầu thế kỉ XX vẫn còn được coi là mới mẻ đối với nhiều nhà văn, đặc biệt trong lĩnh vực sáng

35 tác tiểu thuyết.

Năm 1887, tác phẩm Thầy Lazaro phiền của Nguyễn Trọng Quản có thể được coi là tác phẩm văn xuôi tự sự đầu tiên ở nước ta có hình thức kể chuyện ở ngôi thứ nhất với kết cấu “lồng ghép”. Tuy nhiên do tính chất đi trước thời đại quá xa nên tác phẩm này đã nhanh chóng bị quên lãng. Khoảng 15 năm sau, đến năm 1902 một loạt truyện ngắn ra đời đã sử dụng cách kể chuyện ở ngôi kể thứ ba. Ở thể loại tiểu thuyết, hai cuốn tiểu thuyết đặc sắc Phan Yêu ngoại sử của Trương Duy Toản và

Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Chánh Chiếu- mặc dù văn phong chịu nhiều ảnh

hưởng của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc nhưng vẫn được các nhà nghiên cứu xem là những cuốn tiểu thuyết tiên phong của văn học Việt Nam hiện đại....

Như vậy, ở những năm đầu thế kỷ XX, các nhà văn Việt Nam đã có ý thức tìm tòi sáng tạo và thể hiện tác phẩm của mình theo phong cách đặc trưng của văn học hiện đại. Tuy nhiên ở các nhà văn này việc trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng “tôi” không được sử dụng một cách có ý thức và nếu có sử dụng thì vẫn còn tỏ ra dè dặt, và mang tính lắp ghép.

Như vậy xét về góc độ thời đại thì có thể xếp Vũ Trọng Phụng vào hàng ngũ các nhà văn tiên phong trong việc thể hiện người kể chuyện ở thể loại tiểu thuyết dưới hình thức của ngôi kể thứ nhất.

Cuốn tiểu thuyết duy nhất được nhà văn lựa chọn sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể lại đó là cuốn tiểu thuyết Làm đĩ sáng tác năm 1936. Làm đĩ được thể hiện trong cấu trúc truyện lồng trong truyện. Trong đó ở truyện thứ nhất (văn bản 1) người kể chuyện xưng “tôi” kể lại câu chuyện về một tình bạn của mình. Hai người bạn thân thiết với nhau từ tấm bé, lớn lên mỗi người một nơi, tình cờ họ gặp nhau sau nhiều năm xa cách. Cuộc hội ngộ bất ngờ vui vẻ đã xui chân đôi bạn đến với chốn Bồng lai tiên cảnh của Hà thành. Tại đây, họ vô cùng ngạc nhiên khi gặp lại Huyền – một người quen cũ, một người con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn, con nhà trí thức, đồng thời cũng là tình yêu trong mộng của người bạn nhân vật “tôi”. Tại đây, đôi bạn đã được Huyền kể lại cuộc đời của mình. Như vậy, ở câu chuyện thứ hai (văn bản 2) dưới hình thức xưng “em”, Huyền có dịp bộc bạch, thổ lộ hết tâm trạng của mình

36

với hai người khách, đồng thời cũng là hai người quen cũ đang tò mò, thắc mắc về cuộc đời của nhân vật “em”. Văn bản hai là văn bản chính của tác phẩm.

Có thể thấy tác giả đã có dụng ý trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất cho tác phẩm của mình. Với ngôi kể thứ nhất – người kể chuyện cũng là nhân vật, người trong cuộc. Chính vì vậy người kể chuyện có điều kiện thể hiện tất cả những cung bậc cảm xúc, quá trình sa ngã của một đời con người. Với hình thức để nhân vật tự kể về đời mình, tác giả tạo điều kiện để cho người đọc được trải nghiệm tất cả những cung bậc cảm xúc mà nhân vật đã trải qua, có thể cùng tham thoại, lắng nghe, bình luận và suy ngẫm. Trong cách lựa chọn ngôi kể này, đôi khi người đọc có cảm giác tham thoại cùng nhân vật. Trong quá trình kể chuyện, nhà văn không quên lồng ghép những đoạn phát ngôn trực tiếp những tư tưởng, bài học thuyết lý mang tính giáo dục đến với bạn đọc. Tất cả những thuyết lý về giới tính, về dục vọng được nhà văn lồng ghép trong dòng hồi tưởng, trong những đoạn văn mang tính tranh luận của chính nhân vật người kể chuyện. Nhờ đó mà những bài học răn dạy, những thuyết lý về giới tính, tính chất giáo dục của tác phẩm được thể hiện mà không hề khô khan, gượng ép, trái lại đã tạo nên một sắc thái cảm xúc đậm nét.

Với tác phẩm Làm đĩ, Vũ Trọng Phụng đã rất có chủ ý trong việc lựa chọn ngôi kể thứ nhất. Tiếp thu những đặc trưng ngôi kể thứ nhất trong văn học thế giới, nhà văn đã đưa ngôi kể này trở thành một phương thức tự sự khá độc đáo. Người kể chuyện với ngôi kể thứ nhất làm cho câu chuyện được bộc lộ một cách tự nhiên. Nhờ vậy tính giáo dục và tính cảm xúc được thể hiện một cách nhuần nhuyễn tạo nên giá trị đặc sắc cho sáng tác tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 34)