Ngôn ngữ mang tính hài hước

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 124)

5. Cấu trúc luận văn

3.3.3. Ngôn ngữ mang tính hài hước

Ngôn ngữ hài hước là đặc điểm quan trọng tạo nên ý nghĩa, giá trị của tác phẩm tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng. Ngôn ngữ hài hước trong tác phẩm được người kể chuyện sử dụng ở rất nhiều hình thức khác nhau: Có khi sự hài hước hiện lên thông qua ngôn ngữ mang tính cách của nhân vật; cũng có khi bật lên thông qua những tình huống trào phúng. Đặc biệt đó là cách miêu tả, so sánh đầy hài hước, đầy bất ngờ của người kể chuyện. Trong tác phẩm Vỡ đê, miêu tả thói quen ngủ trưa của quan huyện, người kể chuyện bình luận: “ Quả đất có thể không quay nữa, chứ ông huyện không ngủ trưa thì không xong”. Một sự cường điệu phóng đại, một tiếng cười đầy sảng khoái nhưng lại có khả năng tố cáo nhân vật. Miêu tả thái độ của

125

Nghị Hách trong đêm tân hôn, người kể chuyện cũng sử dụng một lối miêu tả so sánh đầy hài hước “ Nghị Hách đứng nhìn Mịch như một đứa trẻ con lần đầu đứng trước cái chuồng hổ”. Trong tác phẩm Số đỏ, khi nói về tiết hạnh của bà Phó Đoan, người kể chuyện đã phải kết luận bằng một câu “bà chính chuyên đến nỗi chồng bà kiệt lực, cạn sức, phải trốn xuống suối vàng”... Có thể thấy rằng bằng cách phóng đại tối đa, cùng với cách nói ngược, sự so sánh bất ngờ là những nét chủ đạo tạo nên ngôn ngữ hài hước trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng.

Sử dụng ngôn ngữ hài hước, người kể chuyện không chỉ tạo nên tiếng cười trào phúng, giọng điệu lạnh lùng khách quan, mà ý nghĩa phê phán cũng được bật ra ngay từ đó. Có thể nói, tiếng cười trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là tiếng cười nước mắt, tiếng cười xót xa cho thế thái nhân tình.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 124)