Điểm nhìn bên ngoài

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 44)

5. Cấu trúc luận văn

2.2.2.2. Điểm nhìn bên ngoài

Vũ Trọng Phụng là nhà văn coi tính chân thực là yếu tố hàng đầu trong sáng tác văn học, cho nên điểm nhìn bên ngoài luôn là điểm nhìn hữu dụng nhất để nhà văn

45

phản ánh chân thực hiện thực khách quan trong các sáng tác của mình.

Với điểm nhìn từ bên ngoài, nhà văn cố tình tách mình ra khỏi câu chuyện, phản ánh hiện tượng sự việc theo đúng bản chất vốn có, không nhận xét, không bình luận, cũng không lý giải. Điểm nhìn khách quan được coi là điểm nhìn cơ bản trong phần lớn các tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, đặc biệt là trong các tiểu thuyết phóng sự như : Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê.

Trong tác phẩm Số đỏ, sự xuất hiện của người kể chuyện là rất hạn chế. Người kể chuyện luôn giữ thái độ khách quan để kể lại câu chuyện. Cảnh tại khu sân quần, cảnh tán tỉnh của Xuân với cô hàng nước mía, ông thầy bói ngủ gật..., ngoài những lời dẫn dắt, và miêu tả hiện tượng, người kể chuyện không đi vào bình luận bất cứ điều gì. Hoặc như ở chương II “ quan phù và thái tuế than ôi dân ta! Văn minh, hại chưa! Cẩm và cẩm, cẩm phạt”, chương III “con giời, con phật, quỷ cốc tử phục sinh, một cái nghị án”..., mỗi chương một sự việc, mỗi chương một hiện tượng. Các hiện tượng dường như có vẻ rời rạc không liên quan gì tới nhau. Người kể chuyện chỉ làm nhiệm vụ lắng nghe, quan sát và ghi chép. Sự khách quan trong điểm nhìn của người kể chuyện khiến cho giọng kể có vẻ dửng dưng mà tiếng cười lại cứ bật ra một cách tự nhiên thỏai mái. Ở tác phẩm Vỡ đê, điểm nhìn bên ngoài của người kể chuyện cho người đọc thấy được một cách chân thực bức tranh hiện thực nông thôn trong những ngày đê vỡ. Những con người khốn khổ trong cảnh cứu đê. Cảnh nước trắng cuốn chìm hết tất cả làng mạc ruộng vườn. Hàng trăm con người đang nhoai lên để tìm sự sống trong biển nước. Trong khi đó sự xuất hiện của những bậc phụ mẫu chỉ là những tấm ảnh báo chí đăng về các vụ phát chẩn, mà việc phát chẩn thực sự thì chẳng thấy đâu. Người dân chèo thuyền hàng chục cây số để xin gạo chờ đến tối lại trở về với rá gạo trống không. Trong tác phẩm Giông tố, bức tranh thiên nhiên nơi Nghị Hách hiếp dâm Mịch, cảnh điêu đứng của người dân vùng Quỳnh Thôn khi theo đuổi vụ kiện, cuộc sống của Nghị Hách ở ấp Tiểu Vạn trường thành...tất cả được kể dưới cái nhìn khách quan của người kể chuyện.

Điều đặc biệt là, với điểm nhìn bên ngoài nhà văn thường hướng sự quan sát của mình vào việc miêu tả đời sống của giới quan lại, những trò đồi bại lố lăng đại bịp

46

của bọn tư sản thành thị với những hành động văn hóa rởm mà chúng đương quảng cáo. Điểm nhìn khách quan được nhà văn sử dụng như một ống kính quay chậm để thu vào tất cả các hiện tượng xã hội, và dừng lại ở những chi tiết tiêu biểu có tính bóc trần bản chất của nhân vật. Ở chương IV, khi miêu tả cái cách Nghị Hách che đậy cho những hành vi của mình, chỉ cần một chi tiết duy nhất là miêu tả cái vòng cua đầy khôn ngoan của Nghị Hách từ việc đến thăm dò quan công sứ, rồi đến việc lân la đến dinh tổng đốc, cuối cùng một điểm hạ chốt tại gian nhà nhỏ với những tên tay sai và những hành vi bí mật mà Nghị Hách giao cho chúng làm cũng đủ để thấy được mối quan hệ của Nghị Hách trong giới quan lại, thủ đoạn và sự gian xảo của Nghị Hách trong cách hắn giải quyết công việc. Trong tác phẩm Số đỏ cũng vậy, bằng việc miêu tả một đám ma to tát ở chương thứ XV, không cần bình luận, không cần nhận xét chỉ cần soi ống kính vào từng nhân vật, vào từng chi tiết cũng đủ để người kể chuyện thấy hết thói háo danh, sự rởm đời và cả những thứ vô liêm xỉ của lũ con cháu bất hiếu cũng như những người đi đưa. Một đám ma to tát, gương mẫu, với đầy đủ tất cả mọi thứ nhưng lại thiếu đi một thứ thiết yếu nhất, đó là tình thương dành cho người đã mất.

Điểm nhìn bên ngoài đã tạo nên tính khách quan chân thực cho câu chuyện. Đồng thời thông qua điểm nhìn bên ngoài, người kể chuyện còn góp phần khơi dậy ý thức của người đọc trước những vấn đề của hiện tượng xã hội.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)