Quan điểm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 25)

5. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Quan điểm sáng tác của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Sinh trưởng trong một gia đình thành thị ở một xứ thuộc địa trong thời kỳ đô thị hóa với đầy rẫy những thứ phức tạp, Vũ Trọng Phụng đã phải đối mặt với thế lực đồng tiền và những áp lực khác của xã hội thực dân phong kiến. Giống như nhiều nhà văn thành thị nghèo, Vũ Trọng Phụng có môi trường sống gần gũi với những tầng lớp dưới đáy xã hội. Đặc biệt, Vũ Trọng Phụng lại là người xuất thân trong cảnh sống nghèo nàn của một gia đình “nghèo gia truyền” nên hơn ai hết Vũ Trọng Phụng thấm thía với những bất công của xã hội.

Sống trong cảnh sống nghèo khổ nhưng Vũ Trọng Phụng lại ít có điều kiện tiếp xúc với những người lao động ở vùng thôn quê, đặc biệt các mối quan hệ ruột thịt ràng buộc với quê hương bản quán với nhà văn này gần như là không có. Điều đó có thể lý giải vì sao Vũ Trọng Phụng ít có những trang văn đẫm nước mắt về những con người nghèo như nhiều nhà văn khác cùng thời. Nhưng thay vào đó, Vũ Trọng Phụng lại là một trong những nhà văn đi tiên phong và tiêu biểu nhất cho những trang viết kết án đanh thép kẻ thù của những con người lao động nghèo khổ, của

26

lương tâm và sự công bằng xã hội. Xét ở một khía cạnh nào đó thì đây cũng chính là một biểu hiện sâu xa của tình thần nhân đạo trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Vũ Trọng Phụng để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học có giá trị. Không đưa ra tôn chỉ như nhóm Tự Lực văn đoàn, nhưng có thể tìm hiểu quan điểm sáng tác Vũ Trọng Phụng trên nhiều lĩnh vực. Trước hết đó là những lời phát biểu trực tiếp mà nhà văn đã trình bày trên các tạp chí, các bài viết đã được đăng báo. Ngoài ra cũng có thể nhận thấy quan điểm của nhà văn thông qua một số phát biểu cũng như cách thể hiện của nhà văn ở một số tác phẩm cụ thể.

Đối với Vũ Trọng Phụng, yếu tố chân thực phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Ông yêu cầu “tiểu thuyết phải là sự thực ở đời”. Và sự thực ở đời, qua cái nhìn rất riêng đầy ấn tượng của ông chỉ toàn những cái xấu xa, tồi tệ. Xã hội Việt Nam trước Cách mạng trong cái nhìn của Vũ Trọng Phụng là môi trường tụ tập những hội chứng của cái ác, cái dâm, cái đểu cái bịp bợm, cái giả dối. Đó là một xã hội chó đểu khốn nạn theo cách gọi của ông. Nhà văn sáng tác văn học không chỉ đơn thuần là chỉ ra những cái ung nhọt của xã hội, những mặt trái đen tối của xã hội, mà quan trọng hơn, thông qua những sự thực đó nhà văn muốn cảnh tỉnh con người, đánh thức con người đang chìm đắm trong cái vòng quay Âu hóa của xã hội. Trong bài luận chiến Để đáp lời báo Ngày nay: dâm hay không dâm (14/03/1937), Vũ Trọng Phụng đã nói rõ cái mục đích mà ngòi bút của ông cũng như các nhà văn hiện thực hướng tới : “ tả thực cái xã hội khốn nạn, công kích cái xa hoa dâm đãng của bọn người có nhiều tiền, kêu ca sự thống khổ của dân nghèo bị bóc lột, bị áp chế bị cưỡng bức, muốn cho xã hội công bình hơn nữa đừng có những chuyện ô uế dâm đãng” [4, tr.117]. Cũng trong bài viết, Vũ Trọng Phụng đã thẳng thắn trình bày tuyên ngôn của mình : “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời...Các ông muốn theo tiểu thuyết tùy thời, chỉ nói những gì thiên hạ muốn nghe nhất là sự giả dối. Chúng tôi muốn nói những gì đúng sự thật, thành ra nguy hiểm, vì sự thật mất lòng. Tôi

27

cho nhân loại tiến hóa ở chỗ trọng sự thật, nếu những nhà văn dám nói rõ những vết thương ấy cho mọi người nghe...Lạc quan được cho đời là vui, là không cần cải cách, cho cái xã hội chó đểu là hay ho, tốt đẹp rồi ngồi đánh phấn bôi môi hình quả tim để đi đua ngựa, chợ phiên, khiêu vũ, theo ý tôi thế là giả dối, là tự lừa mình di họa cho đời, nếu không là vô liêm sỉ một cách thành thực”. Lòng khinh bỉ, sự ghê tởm trước những cái xấu xa, tàn ác và đểu giả của xã hội thực dân trưởng giả sắp đến ngày tàn giúp ông nhận rõ chân tướng của con người, dựng lên những tác phẩm có giá trị điển hình bất hủ.

Về thể loại, Vũ Trọng Phụng quan niệm tiểu thuyết giàu kịch tính và chất phóng sự: “Người viết tiểu thuyết trình bày các sự việc thu nhận được – có thể từ phóng sự - và cho các sự việc tác động vào nhau đến thành một nút để rồi đến phần cuối tác phẩm cởi cái nút ấy ra sao cho tiểu thuyết là một chỉnh thể, kết quả của một công cuộc sáng tạo...”, “Mỗi cuốn tiểu thuyết theo tôi quan niệm là một bản mô tả hay một thiên phóng sự thuật lại những sự việc mà những nhân vật này nọ gây ra hay phải chịu đựng và bao hàm một ý (mà tôi tạm gọi là một đề)” [79]. Như vậy, theo quan điểm của Vũ Trọng Phụng thì có thể thấy Vũ Trọng Phụng rất chú ý đến nghệ thuật tạo dựng cốt truyện có thắt nút cởi nút – một dạng tiểu thuyết quen thuộc trong lịch sử văn học Đông –Tây. Ngoài ra, thông qua lời phát biểu của Vũ Trọng Phụng, người đọc còn có thể nhận thấy nhà văn rất coi trọng tính phóng sự trong tiểu thuyết. Vũ Trọng Phụng là một trường hợp tiêu biểu của sự cộng hưởng giữa văn chương và báo chí. Phóng sự là một thể loại tiêu biểu của báo chí nhưng dưới ngòi bút của nhà văn thì nó lại trở thành một thể loại văn học có giá trị. Trong những tác phẩm Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, những chất liệu mang tính thời sự đã được nhà văn đưa vào tác phẩm một cách nhuần nhuyễn, tạo cho chúng một sức sống, một sức công phá mạnh mẽ. Tuy nhiên tính phóng sự trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng cũng chủ yếu chỉ thể hiện ở những tác phẩm này. Các tác phẩm khác

như Dứt tình, Lấy nhau vì tính, Trúng số độc đắc, hay Làm đĩ thì nhà văn chủ yếu

hướng ngòi bút vào việc miêu tả tâm lý hay mang tính thực nghiệm nhiều hơn. Vũ Trọng Phụng là nhà văn có tài, có tầm nhìn sâu rộng. Yêu mến vầ trân trọng

28

những đóng góp của ông, nhiều bạn đọc đã coi ông như một cây bút tả chân dũng cảm, chiến đấu vì sự tiến bộ xã hội, “con người ấy không giết qua một con muỗi, nhưng kì diệu văn chương của người ấy làm kẻ trọc phú phải giật mình, kẻ trưởng giả phải cáu kỉnh. Vũ Trọng Phụng đối với thời đại của Vũ Trọng Phụng cũng như Banzac đối với thời đại của Banzac” [74; tr.465]. Hiểu rõ quan điểm sáng tác của Vũ Trọng Phụng sẽ giúp chúng ta có thể hiểu, phân tích và cảm nhận hình ảnh người kể chuyện trong các sáng tác tiểu thuyết của nhà văn một cách đầy đủ, chính xác hơn.

29

Chƣơng 2

CÁC DẠNG THỨC NGHỆ THUẬT CỦA NGƢỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VŨ TRỌNG PHỤNG

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 25)