Đặt nhân vật trong những phạm vi không gian thời gian rộng lớn

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 110)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Đặt nhân vật trong những phạm vi không gian thời gian rộng lớn

111

Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường trần thuật câu chuyện trong phạm vi không gian, thời gian rộng. Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng luôn được nhìn nhận trong những phạm vi không gian, thời gian khác nhau. Sự đa dạng về không gian, thời gian tạo điều kiện cho nhân vật hiện lên chân thực sinh động và đầy hấp dẫn.

Trong tác phẩm Giông tố, bên cạnh bức tranh không gian thành thị với những

Tiểu Vạn trường thành nguy nga như một lãnh chúa, những nóc nhà tây, một trường tư thục, dinh quan tổng đốc, tiệm hút chú Sềnh, nhà hát ả đào..., khung cảnh nông thôn lại hiện lên với đầy những ngôi nhà lụp xụp, những cảnh sống nghèo đói của những người dân quê ... Sự đối lập giữa những khung cảnh khác nhau cho thấy sự đối lập hoàn toàn về hai kiểu không gian. Không gian nông thôn thì nghèo nàn đói khổ, triền miên trong những nỗi lo lắng, không gian thành thị thì đầy rẫy những cảnh sống nhơ nhớp trơ trẽn và tàn ác. Việc trần thuật câu chuyện thông qua những không gian khác nhau mà ở không gian nào cũng thiếu đi sự yên ổn, người kể chuyện đã hé mở một dự cảm, một cảm giác bất an trong xã hội.

Trong tác phẩm Vỡ đê, cảnh sống của một làng quê bị ngập chìm trong biển nước, tiếp đó là những ngày nắng nóng hạn hán “cỏ chưa biết bao giờ mới mọc”, cùng với cuộc sống đầy bế tắc của người nông dân, cảnh hàng trăm những người nông dân biểu tình rầm rộ chống đi phu, đòi hoãn thuế...đã thể hiện cuộc sống đầy bế tắc của những con người nơi đây. Đối lập với cảnh sống đó là cuộc sống sung túc của nhà quan huyện, cảnh những ông quan, bà quan thi nhau chụp ảnh tại buổi phát chẩn... Với những cảnh sống đối lập này, người kể chuyện không chỉ thể hiện cuộc sống của người nông dân đầy bế tắc, mà còn thể hiện được bản chất của những mâu thuẫn giai cấp ngày càng được đẩy lên cao trong xã hội.

Không gian trong tác phẩm Số đỏ lại là không gian của đô thị chưa hoàn thiện trong thời kì đô thị hóa. Người kể chuyện dõi theo nhân vật trên những bước đi trong những phạm vi không gian khác nhau: từ không gian vỉa hè nơi Xuân đang tán tỉnh cô hàng nước mía, đến không gian trong các sở Cẩm nơi Xuân bị tống giam; từ không gian trong tiệm may Âu hóa với những bộ y phục “ngây thơ” “chờ

112

một tý”, đến không gian nơi căn nhà của cụ cố Hồng nồng nặc mùi thuốc phiện và đệm vào đó là câu nói lải nhải của cụ : “Biết rồi, khổ lắm, nõi mãi”, đến sân quần đầy quần lót của bà Phó Đoan, sần quần vợt có cả quan toàn quyền vua ta vua Xiêm với những lời la ó trong cuộc thi đấu thể thao hữu nghị...Đặt nhân vật trong các không gian khác nhau của xã hội thành thị, người kể không chỉ thể hiện bản chất nhân vật một cách sinh động, chân thực, mà còn góp phần khắc họa, thể hiện bản chất của xã hội.

Không gian bối cảnh trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở những chi tiết phong tục, hình ảnh, mà còn được khái quát lên thành những quan hệ giữa các cá nhân được biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Hình thức không gian mở cùng với cách miêu tả liên hoàn về nhân vật trong các không gian phạm vi khác nhau, người kể chuyện đã tạo nên một môi trường xã hội rộng lớn thể hiện sự phát triển tính cách của nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm Số đỏ, từ không gian vỉa hè bước sang không gian của giới thượng lưu trí thức và đỉnh điểm vươn tới không gian của những nhân vật chóp bu trong xã hội, người kể chuyện đã cho thấy bản chất của xã hội tuy bề ngoài có vẻ khác nhau nhưng thực chất đều giả dối, bịp bợm và rỗng tuếch như nhau. Nhân vật Nghị Hách từ không gian của chiếc tu bin đến không gian trong buổi lễ phát chẩn là cả một quá trình thể hiện, hoàn thành bức tranh nhân cách bỉ ổi của nhân vật. Có thể nói không gian trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là không gian mở - một không gian rất phù hợp cho việc thể hiện sự phát triển của các tính cách.

Bên cạnh không gian xã hội, không gian thiên nhiên cũng là không gian được người kể chuyện đưa vào hết sức khéo léo trong tác phẩm. Trong các sáng tác tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, người đọc có thể bắt gặp những không gian thiên nhiên hết sức khác nhau. Từ dòng sông êm ả dưới ánh trăng thơ mộng, những con đường quê vắng vẻ chạy qua những cánh đồng, xuyên qua những bãi ngô bãi mía đến những vùng bờ biển Quảng Yên Móng Cái mênh mông sóng gió nơi ông già Hải Vân từ biệt Tú Anh trong đêm đầy Giông tố trong tác phẩm Giông tố, đến những cảnh chiều tà “nhuộm vàng bãi biển” trong tác phẩm Dứt tình, đến những khung

113

cảnh chiều thu khi hai con người đang vụng trộm hò hẹ trong tác phẩm Lấy nhau vì tình....tất cả đều được người kể chuyện thể hiện rất sinh động trong tác phẩm. Những bức tranh thiên nhiên vừa có vai trò khêu gợi tâm hồn người đọc, vừa góp phần báo hiệu những dự cảm số phận của những nhân vật.

Cùng với việc mở rộng phạm vi không gian, người kể chuyện cũng rất ý thức mở rộng phạm vi thời gian. Thời gian trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn được nhìn nhận trong sự phát triển tổng hòa của các mối quan hệ. Nhân vật Nghị Hách trong tiểu thuyết Giông tố, bên cạnh việc cho người đọc thấy được Nghị Hách trong thời điểm hiện tại, người kể chuyện còn ngược về quá khứ để cho người đọc thấy được con đường đi lên của Nghị Hách từ một tay thợ nề trở thành một tên tư sản mại bản, một kẻ trọc phú trong xã hội như thế nào. Nhân vật Phú trong tác phẩm

Trúng số độc đắc, về cơ bản tuy được người kể chuyện miêu tả thể hiện theo trình

tự thời gian. Nhưng ngay cả đối với nhân vật này, người kể chuyện cũng không dừng lại ở việc khắc họa nhân vật ở thời điểm hiện tại. Tính cách nhân vật luôn vận động biến đổi.

Đặt nhân vật trong phạm vi không gian thời gian rộng lớn, người kể chuyện đã thể hiện nhân vật sinh động, tạo nên cái nhìn toàn diện về nhân vật, đồng thời góp phần thể hiện quá trình phát triển bên trong của nhân vật.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 110)