5. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Sử dụng bút pháp phóng đại một cách tối đa
Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng không chỉ dừng lại ở việc phát hiện, thể hiện những yếu tố bất thường, đôi khi những yếu tố bất thường ấy được người kể phóng đại một cách tối đa tạo nên những nhân vật, những hoàn cảnh có tính điển hình.
Nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng dù là nhân vật mang tính cá nhân hay nhân vật đám đông đều không chung chung mờ nhạt. Trái lại, mỗi nhân vật trong sáng tác của ông đều mang những đặc điểm, cá tính riêng. Trong số những tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, hai tiểu thuyết sử dụng bút pháp phóng đại đạt hiệu quả cao nhất là tác phẩm Số đỏ và tác phẩm Trúng số độc đắc. Nghệ thuật
117
phóng đại được phát huy hết tác dụng, nhân vật được đẩy hết tầm ngoại biên. Trong tác phẩm Số đỏ, một thằng Xuân lưu manh trở thành anh hùng cứu quốc, một người đàn bà mà cứ hễ nghe thấy ở đâu có chuyện hiếp dâm là nhảy bổ lên, tìm đến thì được trao “tiết hạnh khả phong”, một người vẫn còn trẻ nhưng lúc nào cũng mơ ước được mặc đồ xô gai, được ho khạc chống gậy để thiên hạ chỉ chỏ là đã già...Với thủ pháp phóng đại, nhân vật trong tác phẩm Số đỏ hiện lên như những vai kịch tạo nên một chuỗi những tiếng cười, một sự bịa đặt, một sự tưởng tượng đến vô lý. Ấy thế nhưng, khi gấp trang sách lại, thì dường như mọi sự bịa đặt của Vũ Trọng Phụng lại chẳng hề bịa đặt chút nào. Mọi sự phóng đại đều bắt nguồn từ căn nguyên hiện thực đời sống.
Khác với nhân vật trong tiểu thuyết Số đỏ hiện lên như những vai hề, nhân vật trong Trúng số độc đắc lại đóng vai như những nhân vật kịch một cách nghiêm chỉnh, nhằm thủ vai với nhiều mục đích khác nhau, có lúc vụ lợi, có lúc nịnh bợ , có lúc đê hèn...Thế giới tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là một thế giới gây cười, nhưng đó là tiếng cười trào ra nước mắt, tiếng cười châm biếm mỉa mai, tiếng cười đánh vào những thói hư tật xấu, những thói rởm đời, những sự bịp bợm đểu giả trong xã hội.