Người kể chuyệ nở ngôi thứ ba

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 32)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.2.1. Người kể chuyệ nở ngôi thứ ba

Hầu hết các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng đều được trần thuật ở ngôi thứ ba với hai dạng thức cơ bản: dạng ngôi thứ ba hướng ngoại ít giới hạn và dạng ngôi thứ ba có giới hạn.

33

Dạng ngôi thứ ba hướng ngoại ít giới hạn chủ yếu được thể hiện trong các tiểu thuyết phóng sự có tính chất tả thực xã hội như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê. Ở những tác phẩm phóng sự này, người kể chuyện thường có thiên hướng giấu mình, tách mình ra khỏi nhân vật, đóng vai trò là chủ thể trần thuật ẩn đi và đứng ngoài cốt truyện. Với việc đứng bên ngoài cốt truyện, người kể chuyện có thể tách mình ra khỏi các sự kiện hiện tượng, tâm lý nhân vật để từ đó có mặt khắp nơi và thấy hết tất cả. Người kể chuyện có thể theo dõi, thấu hiểu suy nghĩ của mọi nhân vật, thúc đẩy nhân vật và tạo ra những đoạn rẽ trong cuộc đời nhân vật. Trong tác phẩm

Giông tố, Vỡ đê, hình thức trần thuật ngôi thứ ba giúp người kể chuyện cùng một

lúc có thể bao quát được những hiện thực khác nhau ở làng quê và đô thị. Nhân vật cũng không phải được nhìn ở một thời điểm trong một sự kiện, trái lại, nhờ ngôi kể thứ ba, người kể chuyện có thể theo dõi và thể hiện nhân vật trong tổng thể các mối quan hệ với tất cả quá trình vận động biến đổi của nó. Trong tác phẩm Số đỏ, do tính hoạt kê giễu nhại đậm đặc, lại chịu sự tuân thủ nghiêm ngặt của trình tự thời gian và sự thống nhất về không gian cho nên người kể chuyện không có sự dịch chuyển nhiều về điểm nhìn, nhưng người kể chuyện lại liên tục luân phiên góc nhìn về nhân vật. Chính sự luân phiên góc nhìn này đã góp phần thể hiện nhân vật sinh động, chân thực, đồng thời tư tưởng của truyện cũng hiện lên rõ nét.

Dạng thức kể chuyện ở ngôi kể thứ ba là một dạng thức kể chuyện khá phổ biến trong văn học truyền thống. Vũ Trọng Phụng đã kế thừa và phát huy nghệ thuật kể chuyện ở ngôi kể này. Người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng là người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba, nhưng đó là một ngôi kể thứ ba có cá tính. Không giống với văn học truyền thống chủ yếu kể bằng một giọng điệu duy nhất với sắc thái đều đều, trung tính dễ gây ra sự nhàm chán cho người đọc, người kể chuyện ở ngôi kể thứ ba trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng luôn biết đặt mình vào các nhân vật, cảm nhận, thấu hiểu suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Từ đó mỗi lời của người kể chuyện không đơn thuần là lời của người kể chuyện đứng bên ngoài câu chuyện. Lời của người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng là lời kể mang sắc thái, tâm trạng, thái độ của nhân vật. Sự va chạm âm thanh của các

34

ngôn ngữ mang các sắc thái khác nhau tạo nên một thế giới hiện thực phong phú, sinh động, cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

Ở những tiểu thuyết tâm lý: Dứt tình, Lấy nhau vì tình, Trúng số độc đắc.., Vũ Trọng Phụng vẫn sử dụng ngôi kể thứ ba nhưng đó là ngôi kể tăng cường tính hướng nội của nhân vật. Trường nhìn của người trần thuật giới hạn trong trường nhìn của nhân vật. Đặc điểm này khá giống với cách kể chuyện của các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Với việc sử dụng ngôi kể thứ ba thông qua điểm nhìn của nhân vật, người kể chuyện vừa luân phiên được điểm nhìn vừa có thể kết hợp với lời bình luận, đánh giá, miêu tả và thể hiện tâm lý của nhân vật. Thế giới tâm lý của nhân vật được thể hiện chân thực, sinh động và rõ nét. Đồng thời người kể chuyện cũng có thể đan xen những điểm nhìn khác nhau để hướng tới một tư tưởng, một luận đề nào đó mà nhà văn muốn thể hiện trong tác phẩm. Tuy nhiên, cũng vì tính chất luận đề này cho nên đôi chỗ việc người kể chuyện thể hiện câu chuyện thông qua nội tâm của nhân vật trở nên khiên cưỡng và có tính áp đặt. Và đây cũng chính là điều khiến cho tiểu thuyết tâm lý của Vũ Trọng Phụng ở một phương diện nào đó không thành công bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý của các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn.

Có thể nói rằng ở ngôi kể thứ ba, người kể chuyện trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng một mặt đã kế thừa được ưu điểm của ngôi kể thứ ba trong văn học truyền thống. Mặt khác đã đưa ngôi kể này tới một bước tiến xa hơn trong việc luân phiên điểm nhìn, hạn chế và giảm thiểu tối đa tính chất nhàm chán trong cách kể chuyện sử dụng ngôi kể này. Tuy nhiên, việc sử dụng ngôi kể thứ ba trong tiểu thuyết tâm lý, đôi chỗ nhà văn thể hiện sự lúng túng trong việc khắc họa tâm lý nhân vật.

Một phần của tài liệu Người kể chuyện trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng ( Luận văn ThS. Văn học ) (Trang 32)