2.1.1.1. Lý tưởng và niềm tin của sinh viên
Lý tƣởng của sinh viên Việt Nam hiện nay là sự thống nhất giữa các yếu tố: nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động của sinh viên, đƣợc xây dựng trên những tri thức về những hoạt động biểu hiện mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mà cốt lõi là đƣờng lối chính trị của Đảng, các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc.
Từ đó, chúng hình thành nên tình cảm, niềm tin vào tƣơng lai vào bản chất tốt đẹp của xã hội, phấn đấu cho mục tiêu, lý tƣởng đã chọn.
Khi đánh giá về lý tƣởng và niềm tin của sinh viên Việt Nam hiện nay có hai luồng quan điểm. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng sinh viên Việt Nam hiện nay ít quan tâm đến tình hình đất nƣớc, vận mệnh đất nƣớc, ƣa sống, suy nghĩ và hành động theo lối thực dụng, ích kỷ cá nhân. Tình cảm yêu nƣớc của họ phai nhạt hơn rất nhiều so với các thế hệ trƣớc. Nghị quyết Trung ƣơng 7 khóa X năm 2008 cũng nhận định: “… một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tƣởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm đến tình hình đất nƣớc” [28, 38]. Luồng quan điểm này hình thành dựa trên cơ sở một bộ phận thanh niên, sinh viên có lối sống thực dụng, đơn thuần chạy theo lợi ích vật chất, tâm lý sùng ngoại, phủ nhận bản sắc tốt đẹp của dân tộc. Hiện trạng này xảy ra trong những năm trƣớc đổi mới, khi đất nƣớc còn chƣa ra khỏi khủng hoảng kinh tế và trong thời điểm hiện nay dƣới ảnh hƣởng mặt trái của cơ chế thị trƣờng. Ngoài ra, sau khi Liên Xô và các nƣớc Đông Âu sụp đổ, một bộ phận sinh viên bị xáo trộn về tƣ tƣởng, thiếu tin tƣởng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những hiện tƣợng trên hoàn toàn trái ngƣợc với hình ảnh các thế hệ sinh viên xếp bút nghiên tham gia chiến trận, sôi sục tinh thần yêu nƣớc trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc trƣớc đây. Sự đối lập của hai bức tranh về sinh viên đó tất yếu dẫn đến hệ quả là hoài nghi lòng yêu nƣớc của sinh viên Việt Nam hiện nay.
Luồng quan điểm thứ hai cho rằng sinh viên Việt Nam hiện nay yêu nƣớc, quan tâm đến tình hình đất nƣớc và tin tƣởng vào tƣơng lai của đất nƣớc. Theo kết quả điều tra của đề tài KHXH-04, có 81% sinh viên nhận thức đƣợc rằng: “Tăng cƣờng cải cách kinh tế, ổn định chính trị theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng và nhân dân ta”. Theo kết quả điều tra của Viện nghiên cứu thanh niên về sự tin tƣởng, ủng hộ công
cuộc đổi mới do Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo của sinh viên trong những năm trƣớc đây cho kết quả nhƣ sau: “Năm 1990 có 71,4% số sinh viên đƣợc hỏi tin tƣởng vào công cuộc đổi mới của đất nƣớc, năm 1993 là 83,6%, năm 1995 là 92%, năm 2000 có 95,2 %, năm 2002 là 96,4%. Trong đó, nếu năm 2000 chỉ có 84,3% sinh viên đƣợc hỏi hoàn toàn tin tƣởng vào công cuộc đổi mới thì năm 2002 con số này là 93,6%...” [trích theo 91, tr 55-56]. Theo kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ năm 2007, mã số B.07-21, với câu hỏi
Hiện nay bạn tin tưởng và mong đợi điều gì?, kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
STT Nội dung % ngƣời trả
lời
1 Vai trò lãnh đạo của Đảng 95,7%
2 Lý tƣởng xây dựng chủ nghĩa xã hội 94,9%
3 Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc
97,2%
4 Xã hội tiến bộ, công bằng, văn minh 95,3%
5 Hội nhập đuổi kịp các nƣớc phát triển 93,4%
6 Sức mạnh của đoàn kết dân tộc 97,6%
Nguồn: Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu cấp bộ năm 2007, mã số B.07-21, đề
tài Nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (qua khảo sát một số trường đại học)
Kết quả điều tra sinh viên của nhóm nghiên cứu do Nguyễn Ngọc Phú đứng đầu, trong hai năm 2006 và 2008 cho thấy đại đa số ngƣời đƣợc điều tra chọn “Có tinh thần yêu nƣớc xã hội chủ nghĩa” là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của ngƣời Việt Nam. Giá trị này đƣợc xếp ở vị trí số một trong thang giá trị với điểm trung bình đạt tới 2,78/3, phẩm chất “tự hào là ngƣời
dân Việt Nam” đạt đƣợc 2,62/3, giá trị “nhân ái, sẵn sàng cƣu mang giúp đỡ con ngƣời” đạt đƣợc 2,36/3 điểm [152].
Tuy con số giữa các cuộc điều tra có khác nhau đôi chút nhƣng có thể khẳng định sinh viên Việt Nam hiện nay đã và đang kế tục xuất sắc truyền thống cách mạng của cha anh, luôn tin tƣởng vào sự lãnh đạo của Đảng, lý tƣởng đúng đắn, hăng hái tham gia vào công cuộc đổi mới của đất nƣớc. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên, trong đó có cả sinh viên còn thờ ơ với tƣơng lai, vận mệnh của đất nƣớc. Theo kết quả điều tra của đề tài KX.03.16/06-10, 6,8% thanh niên trong đó có cả sinh viên đƣợc hỏi cho biết họ cơ bản không quan tâm hoặc hoàn toàn không quan tâm tới tƣơng lai vận mệnh của đất nƣớc và cũng số thanh niên trong diện khảo sát này cho biết, họ quan tâm tới tiền bạc hơn là đến tƣơng lai, vân mệnh của đất nƣớc [134, tr 284]. Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại. Rõ ràng, nền kinh tế thị trƣờng và môi trƣờng sống hiện nay đã có tác động rõ rệt tới nhân cách của một bộ phận thanh niên, sinh viên.
2.1.1.2. Tri thức của sinh viên
Sinh viên là một bộ phận ƣu tú trong thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay. Họ đƣợc trang bị tri thức căn bản, hệ thống, toàn diện và có định hƣớng. Tri thức của sinh viên Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phong phú, nó đƣợc cập nhật từ nhà trƣờng, từ thầy cô, bạn bè, từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng…. Trong các nhà trƣờng, sinh viên đƣợc trang bị một hệ thống tri thức bao gồm những tri thức về khoa học đại cƣơng, khoa học cơ sở ngành và khoa học chuyên ngành. Trong đó, kết hợp các tri thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học về giá trị. Bên cạnh việc trang bị các tri thức nói chung thì việc trang bị tri thức lý luận Mác –Lênin nói riêng rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay. Bởi vì, tri thức là nội dung cơ bản của ý thức, là phƣơng thức tồn tại của ý thức nên
nó cũng là phƣơng thức tồn tại của thế giới quan, lý tƣởng và niềm tin của sinh viên. Tri thức lý luận Mác – Lênin góp phần hình thành thế giới quan khoa học, trang bị cho sinh viên phƣơng pháp luận khoa học và định hƣớng nhân cách cho sinh viên Việt nam hiện nay. Tuy nhiên, chất lƣợng và hiệu quả của việc trang bị tri thức cho sinh viên hiện nay chƣa cao, khiến cho sinh viên khi ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội. Đáng lo ngại hơn là một bộ phận sinh viên suy thoái đạo đức lối sống, mờ nhạt lý tƣởng.
Ngoài những tri thức đƣợc trang bị trong nhà trƣờng, sinh viên Việt Nam hiện nay còn tiếp nhận một lƣợng khá lớn những tri thức trong cuộc sống, trong gia đình và trong xã hội, đặc biệt những tri thức đa dạng trên mạng internet. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay cùng với sự tự do thông tin, sinh viên đang hằng ngày hằng giờ tiếp nhận lƣợng tri thức vô cùng lớn và đa dạng. Sự tiếp nhận lƣợng tri thức lớn và đa dạng này mang tính chất hai mặt. Khi các em đủ tri thức, đủ bản lĩnh để tiếp nhận nó sẽ mang lại hiệu quả tuyệt vời cho sự phát triển nhân cách. Ngƣợc lại, khi sinh viên không đƣợc trang bị tri thức đầy đủ, toàn diện và kém bản lĩnh sẽ dễ rơi vào tiếp nhận những giá trị giả hiệu, lầm lạc.