Trong các trƣờng đại học, cao đẳng, sinh viên là đối tƣợng trung tâm. Thông qua các hoạt động của mình sinh viên có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tất cả cán bộ, công nhân viên nhà trƣờng, với các khoa chuyên môn và các phòng, ban chức năng. Sự phối hợp nhịp nhàng của các khoa, phòng ban trong trƣờng sẽ giúp cho công tác quản lý trong nhà trƣờng đạt hiệu quả cao, tạo ra môi trƣờng thuận lợi cho công tác học tập và sinh hoạt của sinh viên, qua đó góp phần phát triển nhân cách sinh viên.
Môi trƣờng xã hội trong các trƣờng học nói chung và các trƣờng đại học, cao đẳng nói riêng đƣợc coi là môi trƣờng ổn định và giàu tính giáo dục. Bởi giáo dục là nhiệm vụ đồng thời là mục tiêu cao nhất của các nhà trƣờng. Trong môi trƣờng này, mọi thành viên đều ý thức đƣợc tính giáo dục. Vì vậy, quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời trong môi trƣờng này cũng lành mạnh, nhân văn và đạo đức.
Hai mối quan hệ xã hội đặc biệt trong nhà trƣờng cũng là hai loại hình tƣơng tác xã hội đặc biệt của môi trƣờng này là quan hệ thầy – trò và quan hệ của sinh viên với nhau. Hai mối quan hệ quan trọng này tác động hàng ngày lên quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên. Mỗi thầy cô đều là tấm gƣơng sáng về tri thức và nhân cách cho sinh viên học tập. Thầy cô không chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, truyền đạt tri thức khoa học mà còn là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho sinh viên. Trong học tập cũng nhƣ cuộc sống, thầy cô
luôn là ngƣời tham vấn cho những khó khăn, thắc mắc của học trò. Đối với sinh viên, thầy cô cùng một lúc đóng nhiều vai khác nhau, trong học tập với vai trò là thầy cô, trong cuộc sống gần gũi nhƣ ngƣời bạn, ngƣời anh, ngƣời cha. Biết bao nhiêu trang sách đã ghi lại những lời tri ân của sinh viên đối với thầy cô, biết bao câu chuyện về những hành động, cử chỉ, nghĩa tình, nhân cách của thầy cô đƣợc sinh viên trân trọng và ngƣỡng mộ. Sinh viên nhận đƣợc sự chia sẻ, cảm thông sẽ thấy tin tƣởng, thân thiết, gần gũi với thầy cô. Nét đẹp này góp phần phát triển năng lực cảm xúc và định hƣớng giá trị trong nhân cách sinh viên.
Quan hệ bạn bè trong nhà trƣờng cũng là một trong những mối quan hệ chính của sinh viên. Nếu quan hệ thầy – trò mặc dù rất gần gũi những vẫn có thứ bậc rõ ràng thì quan hệ bạn bè là mối quan hệ bình đẳng, tƣơng đồng và tự nguyện. Quan hệ bạn bè trong nhà trƣờng thƣờng là quan hệ giữa bạn cùng lớp, cùng khoa, cùng trƣờng với nhau. Quan hệ bạn bè này để cùng nhau chia sẻ những vấn đề trong học tập và cuộc sống nhƣ công ăn việc làm, sức khỏe, tình yêu, sinh lý, tình dục, đặc biệt là những vấn đề “đặc thù” của lứa tuổi thanh niên nhƣ thời trang, âm nhạc, thể thao, vui chơi, giải trí, phim ảnh, v.v.. Theo nghiên cứu của đề tài KX.03.16/06-10, có tới 68,8% số ngƣời trong diện khảo sát cho biết họ thƣờng chia sẻ với bạn bè những vấn đề trong cuộc sống. Sinh viên khi phải sống xa gia đình, có bạn bè, thầy cô bên cạnh, chia sẻ, giúp đỡ sẽ phần nào bù đắp những thiếu hụt tình cảm gia đình, giúp cho sinh viên hòa nhập với cuộc sống mới, tránh rơi vào những tệ nạn xã hội.
Những minh chứng trên đây đã luận giải cho quan điểm mà chúng tôi đã đề cập ở trên cho rằng: môi trường văn hoá thẩm mỹ với chức năng trau dồi sự tinh tế, độ nhạy cảm của năng lực cảm xúc giúp con người tìm thấy
chính mình trong những cảm xúc vô tư, trong sáng trước cái đẹp.
Lâu nay, các trƣờng đại học, cao đẳng vẫn đƣợc xem là môi trƣờng có văn hoá nhất, “yên bình” nhất, trong đó duy trì đƣợc những mối quan hệ truyền thống cao đẹp nhƣ quan hệ thầy trò, quan hệ bạn bè. Sinh viên vẫn
đƣợc coi là đối tƣợng có cuộc sống vô tƣ, trong sáng, là đối tƣợng “có học” nhất trong lứa tuổi thanh niên. Tuy nhiên hiện nay, dƣới tác động của mặt trái của cơ chế thị trƣờng, môi trƣờng văn hoá đáng tin cậy này cũng đã bị xáo trộn ít nhiều và càng ngày càng có không ít những biểu hiện đáng lo ngại. Đồng tiền lên ngôi đã làm xấu đi nhiều mặt vốn rất tốt đẹp trong văn hoá truyền thống. Tiêu cực đã xâm nhập vào cả những ngành nghề xƣa nay vẫn vốn lấy đạo lý, lƣơng tâm làm trọng nhƣ y tế, giáo dục. Có những thầy cô đã bị đồng tiền làm méo mó đi nhân cách, làm biến dạng cả quan hệ thầy trò vốn thiêng liêng của truyền thống “tôn sƣ trọng đạo”. Hiện tƣợng thoái hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên làm vẩn đục môi trƣờng giáo dục trong nhà trƣờng, làm xấu đi quan hệ thầy trò, gây ra những bức xúc trong xã hội hiện nay. Chính sự tha hóa đạo đức, tham nhũng trong giáo dục, điển hình là nạn “mua bán điểm” của một bộ phận thầy cô và cán bộ quản lý giáo dục đã ảnh hƣởng tiêu cực đến niềm tin của sinh viên đối với đội ngũ thầy cô nói chung [157].
Theo nghiên cứu của đề tài KX.03.16/06-10, trong tám vấn đề quan yếu của cuộc sống hàng ngày: sức khỏe, công ăn việc làm, học tập, tình yêu hôn nhân, sinh lý – tình dục, tín ngƣỡng – tâm linh, pháp luật và tƣơng lai đất nƣớc thì chỉ có duy nhất vấn đề học tập là vấn đề thầy cô đƣợc sinh viên tham vấn đầu tiên (với tỉ lệ 46,8%). Có tới ba vấn đề (sức khỏe, tình yêu – hôn nhân, và sinh lý – tình dục) mà ở đó thầy cô đƣợc sinh viên coi là đối tƣợng tham vấn cuối cùng (với tỉ lệ từ 1,0 đến 2,7%). Vấn đề công ăn việc làm và tín ngƣỡng – tâm linh, thầy cô là lựa chọn tham vấn gần cuối (tỉ lệ 4,9 đến 7,5%). Hai vấn đề khác là pháp luật và tƣơng lai đất nƣớc ở đó thầy cô đƣợc coi là đối tƣợng tham vấn thứ hai và thứ ba. Nhƣ vậy, thực tế cho thấy thầy cô không còn đƣợc thanh niên sinh viên tin tƣởng tuyệt đối nhƣ trƣớc đây nữa. Thực tế này có nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân khách quan và nguyên
nhân chủ quan. Nó làm hạn chế tới sự phát triển tƣ tƣởng, tình cảm, năng lực chủ thể hóa, xã hội hóa ở sinh viên Việt Nam.
Quan hệ bạn bè là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống của sinh viên. Tuy nhiên, những mặt trái của cơ chế thị trƣờng hiện nay cũng làm xấu đi mối quan hệ vốn đƣợc coi là “vô tƣ”, “trong sáng” của sinh viên, khiến một bộ phận không ít sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, biểu hiện trong cả động cơ học tập, lý tƣởng phấn đấu, lẫn trong tình yêu và trong quan hệ bạn bè. Bên cạnh những tác động tích cực, mối quan hệ bạn bè cũng là không gian, môi trƣờng làm lây lan những hành vi và lối sống tiêu cực trong sinh viên. Những hiện tƣợng phạm tội hay các tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, số đề, uống rƣợu bia, sử dụng ma túy, đua xe, hành xử bạo lực,…diễn ra trong sinh viên hiện nay phần nhiều có nguyên nhân xuất phát từ sự lôi kéo của bạn bè. Theo kết quả khảo sát của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội thì có tới 60,8% số thanh niên nghiện ma túy cho biết nguyên nhân họ sa vào tệ nạn này là do bạn bè rủ rê, lôi kéo. Tƣơng tự, báo cáo của cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hằng năm cũng đều khẳng định là thanh niên phạm các loại tội phạm nhƣ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, đua xe máy trái phép, v.v đều có nguyên nhân chủ yếu từ sự lôi kéo, rủ rê của bạn bè. Ảnh hƣởng tiêu cực này làm hạn chế phát triển nhân cách sinh viên. Những đánh giá trên đây đòi hỏi sự quan tâm của các thầy cô, các đoàn thể, các cấp quản lý trong nhà trƣờng đến sinh viên của chúng ta hơn nữa để đào tạo ra những trí trức tƣơng lai giỏi về tri thức, lành mạnh trong lối sống và đẹp về nhân cách, xứng tầm trụ cột tƣơng lai của đất nƣớc.
Trong các trƣờng đại học, cao đẳng, Đảng uỷ và Ban giám hiệu có trách nhiệm hƣớng dẫn, chỉ đạo các hoạt động trong trƣờng cũng nhƣ triển khai thực hiện các quan điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nƣớc và phong trào thi đua, các thông tƣ, quyết định, chỉ thị của Bộ giáo dục đào tạo và các Bộ, ngành có liên quan. Ngoài ra, đảng uỷ và Ban giám hiệu còn tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và kinh phí cho Đoàn thanh niên, Hội sinh viên hoạt động, khuyến khích phát triển phong trào thanh niên sinh viên trong trƣờng, động viên phong trào văn hoá- văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục truyền thống yêu nƣớc, lòng tự hào dân tộc qua các hoạt động kỷ niệm những ngày lễ lớn, chăm lo nơi ăn ở, tạo điều kiện học tập và sinh hoạt cho sinh viên.
Mục đích của Đảng uỷ và Ban giám hiệu nhà trƣờng, ngoài mục tiêu đào tạo còn xây dựng nhà trƣờng có đời sống văn hoá tốt, có môi trƣờng cảnh quan sƣ phạm, điều kiện giảng dạy học tập, sinh hoạt văn hoá, thể thao, vui chơi phù hợp với yêu cầu giáo dục, có nếp sống văn hoá lành mạnh, có quan hệ giao tiếp ứng xử đúng mực, văn minh góp phần hình thành nhân cách của những trí thức tƣơng lai vừa có tài vừa có đức, là công dân tốt của xã hội. Đầu mỗi năm học, Đảng uỷ và Ban giám hiệu thƣờng tổ chức gặp gỡ, trao đổi, giao lƣu với sinh viên nhằm tìm hiểu tâm tƣ, nguyện vọng để chia sẻ những khó khăn, hạn chế trong học tập và cuộc sống của sinh viên. Thông qua những hoạt động của Đảng ủy và Ban giám hiệu, sinh viên sẽ thấy tự tin bƣớc vào môi trƣờng học tập mới, cảm nhận đƣợc bầu không khí dân chủ, cởi mở trong nhà trƣờng và tự hào với ngôi trƣờng, ngành học mà mình đang theo đuổi. Đó là sự phát triển phẩm chất xã hội hóa trong nhân cách sinh viên Việt Nam.
Ngoài hoạt động của các chủ thể đã đề cập ở trên, ta không thể không bàn đến hoạt động của các phòng ban chức năng khác trong trƣờng nhƣ phòng quản lý sinh viên, phòng đào tạo, phòng tài vụ, thƣ viện… Bởi ít nhiều các phòng ban này cũng tác động tới hoạt động học tập và sinh hoạt của sinh viên trong trƣờng. Ngay từ buổi đầu tiên vào trƣờng sinh viên đã đƣợc tiếp xúc với các phòng ban này để làm những thủ tục nhập học. Thái độ và cách thức làm việc của các bộ phận này tạo một dấu ấn tốt đẹp đầu tiên trong quãng đời sinh
viên của họ. Sự giao tiếp tế nhị, linh hoạt, hƣớng dẫn tận tình của các phòng ban này đã xoá tan đi sự lạ lẫm, bỡ ngỡ trong một môi trƣờng mới. Trong thời gian học tập ở nhà trƣờng, họ đã tạo đƣợc mối quan hệ tốt, thân thiện và giúp đỡ lẫn nhau. Điều đó góp phần xây dựng môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ đẹp trong các trƣờng đại học, cao đẳng nói chung, góp phần phát triển phẩm chất xã hội và phẩm chất tính cách trong nhân cách sinh viên Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, một số cán bộ hành chính với lối làm việc quan liêu và thái độ thiếu thân thiện đã tạo một tâm lý e ngại của sinh viên khi phải tiếp xúc với những bộ phận này. Do công việc phải giao tiếp nhiều nên đôi khi những ngƣời làm hành chính không giữ đƣợc thái độ hoà nhã khi giao tiếp, đặc biệt là khi giao tiếp với sinh viên. Những khiếm khuyết trong các mối quan hệ trên làm hạn chế việc phát triển năng lực cảm xúc, phẩm chất xã hội và phẩm chất đạo đức trong nhân cách sinh viên Việt Nam.
Những hạn chế trên đây cho thấy môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng ở nƣớc ta hiện này còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Lứa tuổi sinh viên đang định hình trên nhiều phƣơng diện, tính cách, thế giới quan, xu hƣớng, v.v. nên một môi trƣờng văn hóa thẩm mỹ lành mạnh sẽ gióp phần hình thành nên những nhân cách trong sáng, mang lại cho xã hội những công dân tốt.