Nhận thức và định hướng đúng sự phát triển của văn hóa thẩm mỹ nhằm phát huy vai trò của nó trong phát triển nhân cách sinh

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 134)

thẩm mỹ nhằm phát huy vai trò của nó trong phát triển nhân cách sinh viên

Nhƣ đã phân tích ở các phần trên, trong khi thể hiện và thực hiện các sức mạnh bản chất của con ngƣời, văn hóa thẩm mỹ hiện diện nhƣ là một hệ thống giá trị. Nói đến giá trị văn hóa thẩm mỹ là nói đến tác động tích cực của nó đối với tiến bộ xã hội, đối với sự phát triển con ngƣời nói chung và nhân cách nói riêng. Sự nghiệp đổi mới đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa

hƣớng đến những giá trị đích thực mang tính thời đại, là giá trị về sự giàu có, ấm no, hạnh phúc của mỗi ngƣời, mỗi gia đình và toàn xã hội; về sự dân chủ, công bằng và văn minh của toàn xã hội. Nhƣng điều quan trọng hơn đối với nhiệm vụ trung tâm của văn hóa thẩm mỹ là bồi dƣỡng con ngƣời Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, tạo cho mỗi ngƣời một nhân cách vững vàng, có bản lĩnh ngang tầm sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, nhanh chóng bắt kịp xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Mỗi con ngƣời có con đƣờng hình thành và phát triển nhân cách khác nhau, tạo nên tính cách riêng song cũng có những con đƣờng chung nhƣ là quy luật tất yếu cho sự hình thành và phát triển trong một chỉnh thể nhân cách. Chỉnh thể này là kết quả của sự phát triển các lực lƣợng bản chất ngƣời của cá nhân bao trùm lên tất cả là tình cảm và hành động theo cái chân, cái thiện, cái mỹ. Nó là thƣớc đo phẩm giá của con ngƣời trong xã hội, đồng thời, cũng là bản chất của văn hóa thẩm mỹ. Vì vậy, để phát huy văn hóa thẩm mỹ nhằm phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay, chúng ta phải nhận thức sâu sắc về vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách, trƣớc hết phải hiểu đúng những đặc điểm đặc thù của văn hóa thẩm mỹ và nhân cách, về mối quan hệ chặt chẽ giữa chúng.

Đảng ta luôn nhận thức đúng đắn vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa thẩm mỹ trong việc phát triển nhân cách. Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ Đề cƣơng văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng ta đã khẳng định vai trò của văn hóa nghệ thuật và có những định hƣớng cơ bản cho quá trình phát triển văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật. Đại hội lần thứ IV, Đảng ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ đƣa cái đẹp vào cuộc sống. Qua mỗi thời kỳ đại hội của Đảng và trong những bức thƣ gửi cho những văn nghệ sĩ, Đảng ta đã nêu ra những phƣơng châm lớn định hƣớng cho sự phát triển văn hóa thẩm mỹ, văn

hóa nghệ thuật nhằm giải quyết những yêu cầu và nhiệm vụ của mỗi giai đoạn, thời kỳ khác nhau của cách mạng Việt Nam. Sự ra đời của Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ƣơng (khoá VIII) đã tạo ra sự nhận thức sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân về văn hoá, khẳng định vị trí chiến lƣợc của văn hoá trong sự nghiệp cách mạng ở giai đoạn mới. Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX đã tiến hành kiểm điểm năm năm thực hiện Nghị quyết trung ƣơng năm (khoá VIII). Trong Hội nghị này, Đảng ta đã chỉ ra những thành tựu và những yếu kém, khuyết điểm trong từng lĩnh vực. Qua đó, hội nghị đề ra các nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2010, các giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đại hội X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện giá trị, nhân cách con ngƣời Việt Nam, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế. Bồi dƣỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tƣởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con ngƣời Việt Nam” [29, tr. 106]. Đến Đại hội XI, Đảng xác định: “Tập trung xây dựng đời sống, lối sống và môi trƣờng văn hóa lành mạnh; coi trọng văn hoá trong lãnh đạo, quản lý, văn hoá trong kinh doanh và văn hoá trong ứng xử. Chú trọng xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam về lý tƣởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [30, tr. 126]. Ở nƣớc ta, chủ nghĩa Mác – Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tƣ tƣởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng. Trong văn hoá thẩm mỹ, chúng ta xem xét nhìn nhận đánh giá vấn đề dƣới sự chỉ dẫn của Mỹ học Mác –Lênin, quan điểm, tƣ tƣởng văn hoá, văn nghệ của Hồ Chí Minh. Mỹ học Mác –Lênin mang lại cho chúng ta một hệ thống lý luận thẩm mỹ - nghệ thuật phong phú, có tính chỉnh thể, vừa cung cấp tri thức thẩm mỹ, vừa là phƣơng pháp luận cho sự nâng cao tri thức, xác định thị hiếu và lý tƣởng thẩm mỹ; từ

đó xây dựng năng lực cảm thụ, đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ cho chủ thể thẩm mỹ, chủ thể nghệ thuật. Đƣờng lối văn hoá của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong Đề cương văn hoá Việt Nam (1943) đã khái quát các nội dung cơ bản: dân tộc hoá, khoa học hoá và đại chúng hoá.

Một trong những nội dung quan trọng mà Đảng đã chỉ đạo xây dựng và phát triển nền văn hoá đó là xây dựng tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống lành mạnh. Nội dung này thực sự có tính cấp bách trong xu hƣớng mở cửa, hội nhập quốc tế hiện nay. Bởi, xu hƣớng mở cửa và hội nhập quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi cho sự phát triển mọi mặt của đất nƣớc, song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến sự xuống cấp tƣ tƣởng, đạo đức và lối sống của con ngƣời Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Sinh viên với đặc trƣng vốn có sẽ tiếp nhận cái mới rất nhanh nhạy, cùng với đặc điểm nhận thức đang phát triển nên sẽ dễ dàng tiếp thu kém chọn lọc những giá trị văn hóa thẩm mỹ từ bên ngoài đƣa vào.

Những vấn đề có tính định hƣớng cụ thể khi nghiên cứu vị trí, vai trò của văn hóa nói chung, văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật trong đời sống tinh thần là phải gắn liền với quá trình xây dựng và định hƣớng các giá trị tinh thần mới phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc. Từ đó phải thể hiện ra bằng những giải pháp thiết thực nhằm nâng cao thể chất và tinh thần, tri thức và kinh nghiệm của con ngƣời, phát huy tính sáng tạo của tuổi trẻ, đƣa đến sự hài hòa giữa tính cách và khí chất của con ngƣời, v.v. thực hiện mục tiêu lớn là phát triển con ngƣời toàn diện.

Ngày nay, sự xích lại gần nhau giữa các giá trị văn hóa của các dân tộc đang là xu hƣớng mang tính toàn cầu. Những vấn đề lớn của nhân loại trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… cả các mặt tích cực cũng nhƣ mặt hạn chế đều đƣợc các nƣớc quan tâm. Đây là cơ sở của sự hình thành những mối quan hệ qua lại của sự hội nhập các nền văn hóa mang tính thời đại, trong tính hiện đại của chúng. Vì vậy, mở rộng các quan niệm về giá trị

theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, mở cửa giao lƣu, đẩy mạnh các quan hệ song phƣơng và đa phƣơng trên mọi lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội, hội nhập vào tiến trình phát triển chung của nhân loại là tạo ra những điều kiện để xây dựng nền văn hóa Việt Nam nói chung, nền văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật tiên tiến, hiện đại nói riêng. Văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật cần phải hƣớng tới việc cổ vũ cho sự phát triển phong phú tinh thần của con ngƣời, những trăn trở, suy tƣ, những lo toan, hy vọng, những nỗ lực tự khẳng định mình trong thời đại mới. Dù đƣợc thể hiện dƣới hình thức nào, phƣơng tiện nào, văn hóa, nghệ thuật cũng phải toát ra đƣợc tâm tƣ, tình cảm, tƣ tƣởng và nguyện vọng của con ngƣời Việt Nam, mang tính dân tộc Việt Nam. Điều này không chỉ cổ vũ cho sự phát triển phẩm chất và năng lực con ngƣời Việt Nam mà còn khẳng định bản sắc dân tộc Việt Nam.

Giá trị độc đáo của văn hóa thẩm mỹ nói chung, văn hóa nghệ thuật nói riêng đối với sự phát triển nhân cách còn đƣợc mang lại từ cách thức hoạt động thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật. Nếu hoạt động thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật bị bó buộc trong một số nguyên tắc bất di bất dịch của giá trị thẩm mỹ, và nghệ thuật truyền thống, hay những quan điểm chính trị cứng nhắc, thì nó sẽ cản trở sự phát triển phong phú, đa dạng của các cách tiếp cận cuộc sống trong sáng tạo thẩm mỹ và sáng tạo nghệ thuật. Điều đó sẽ từng bƣớc khiến cho văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật trở nên đơn điệu, xơ cứng và hạn chế nặng nề hơn của nó khi quan niệm và phƣơng pháp giáo điều ấy trở thành định hƣớng cho hoạt động sáng tạo, hoạt động phê bình và cảm thụ nghệ thuật. Điều này sẽ dẫn đến việc đánh giá không chính xác, không công bằng đối với giá trị của hoạt động thẩm mỹ và tác phẩm nghệ thuật, đồng thời, làm mất đi tính cách của sáng tạo thẩm mỹ, sáng tạo nghệ thuật. Hệ quả của nó tất sẽ dẫn đến làm mòn thị hiếu và năng lực cảm thụ thẩm mỹ của công chúng.

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, trƣớc những nhu cầu phát triển của xã hội đòi hỏi văn hóa thẩm mỹ, văn hóa văn nghệ phải hƣớng tới việc coi con ngƣời là mục đích của sự phát triển, nghĩa là trong lý luận thẩm mỹ cũng nhƣ trong hình tƣợng thẩm mỹ cần phải làm nổi bật đƣợc hình ảnh con ngƣời phát triển hài hòa với xã hội, thống nhất giữa cái cá nhân và cái xã hội, giữa những yêu cầu của cộng đồng với những nhu cầu tự khẳng định của cá nhân, đảm bảo sự phát triển hài hòa nhân cách. Đáp ứng đƣợc yêu cầu này không chỉ đáp ứng đƣợc sự phát triển tiên tiến của văn hóa thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật hiện nay, mà còn phát huy đƣợc giá trị độc đáo của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa nghệ thuật trong phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)