Mâu thuẫn giữa nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ ngày càng đa đạng của sinh viên với sự phát triển còn hạn chế của các trường đại học,

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 125)

đạng của sinh viên với sự phát triển còn hạn chế của các trường đại học, cao đẳng

Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nƣớc đang đà phát triển đã tác động mạnh mẽ và tạo nên những biến đổi nhất định tới đời sống tinh thần nói chung cũng nhƣ nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên nói riêng.

Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu đã ghi nhận một hiện tƣợng đặc trƣng của thời kỳ đổi mới là nhiều nét đẹp truyền thống trong sinh hoạt văn hoá và lối sống đƣợc phục hồi và phát triển. Biểu hiện là sự phục hồi mạnh mẽ của các lễ hội truyền thống nhƣ Lễ giỗ Tổ Hùng Vƣơng, Lễ khai ấn đền Trần, Lễ hội Phủ Giày, Lệ hội Chùa Hƣơng…. Những lễ hội này trƣớc đây chỉ thu hút ít ngƣời chủ yếu là ngƣời già và phụ nữ thì những năm gần đây đã lôi cuốn đƣợc hàng chục vạn ngƣời, trong đó một phần không nhỏ là sinh viên. Một biểu hiện khác cũng dễ nhận ra là trong âm nhạc, một số làn điệu dân ca cổ đang đƣợc khôi phục và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của công chúng trong đó có sinh viên nhƣ ca trù, nhã nhạc cung đình Huế, hát xẩm, hát văn… Nhiều ca khúc hiện đại mang âm hƣởng nhạc dân gian đƣợc công chúng, nhất là thanh nhiên sinh viên đặc biệt yêu thích đã dẫn đến sự ra đời của một dòng nhạc gọi là “dân gian đƣơng đại”. Sự phục hội và phát triển của các loại hình sinh hoạt văn hoá truyền thống cùng với sự tác động của các yếu tố ngoại sinh

đã tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc tiếp xúc và nhận thức cái đẹp nhiều hơn, phong phú hơn, tạo ra điều kiện đa dạng hoá trong nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên.

Nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên trƣớc hết đƣợc thể hiện qua việc tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Thị hiếu của sinh viên hiện nay đan xen giữa cái mới và cái cũ, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại. Điều này đƣợc thể hiện rõ trong thị hiếu nghệ thuật. Họ không chỉ yêu thích các loại hình nghệ thuật dân tộc mà còn tiếp thu nhanh chóng nhiều loại hình nghệ thuật hiện đại của thế giới. Nhu cầu thẩm mỹ của sinh viên hiện nay không chỉ dừng lại ở những loại hình nghệ thuật bình dân, ít chất trí tuệ, các loại nhạc ồn ào kích động, các loại phim hành động, các loại nhạc thị trƣờng … mà còn các loại hình nghệ thuật bác học, có chất trí tuệ cao, có sức khái quát triết học, nhân văn nhƣ vũ balê, ôpêra, nhạc giao hƣởng…. Ngoài thời gian đến giảng đƣờng, sinh viên cũng có nhu cầu đến với các triển lãm, bảo tàng, thƣ viện.

Tuy nhiên, các nhà trƣờng đại học, cao đẳng – môi trƣờng học tập và sinh hoạt chính của các sinh viên thì chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu của họ. Bởi các hoạt động văn hoá tinh thần của sinh viên chủ yếu do hai tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên trong các nhà trƣờng tổ chức. Tuy nhiên, các hình thức tổ chức các hoạt động văn hoá tinh thần, vui chơi giải trí và tập hợp sinh viên của Đoàn và Hội còn nghèo nàn, chƣa thực sự hấp dẫn, thu hút đƣợc sự tham gia của đông đảo sinh viên. Theo “Báo cáo tổng quan tình hình sinh viên, công tác hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VII (2003-2008)”, việc triển khai các hoạt động của Đoàn cấp trên còn chậm, một số Đoàn trƣờng còn thụ động, chƣa sáng tạo trong các hoạt động của Đoàn. Một vài hoạt động ở cơ sở còn mang tính hình thức, phô trƣơng, dẫn đến lãng phí về tài chính và tính tuyên truyền chƣa cao. Năng lực

của một số Đoàn trƣờng còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra cho công tác Đoàn trong tình hình mới.

Hiện nay, sự phát triển của khoa học công nghệ, các phƣơng tiện nghe nhìn phát triển, sự giao lƣu văn hoá đã đƣa các giá trị nghệ thuật đến với công chúng nói chung và sinh viên nói riêng nhanh hơn, rộng hơn, tiện lợi và đầy đủ hơn. Đó là điều kiện làm cho thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên phát triển cao. Tuy nhiên, mặt tiêu cực của nó, làm cho một số sinh viên bị cuốn hút theo kiểu “trƣởng giả học làm sang”. Họ tiêu xài nghệ thuật một cách xô bồ, thiếu sự cân nhắc, lựa chọn đúng đắn hoặc chạy theo những thị hiếu tầm thƣờng nhằm mục đích tiêu khiển, sùng ngoại, khoe mẽ, bất chấp giá trị thực của nó. Số sinh viên này luôn tỏ ra “sành” nghệ thuật, luôn tỏ ra “mốt” không chỉ trong thƣởng thức mà còn trong cả việc săn lùng, mua sắm tác phẩm nghệ thuật nhƣng thực chất chỉ lắp lại cách đánh giá của ngƣời khác, thƣởng thức hời hợt, rập khuôn, không có bản sắc riêng. Loại thị hiếu này xuất hiện ở một số sinh viên con nhà giàu có hoặc những sinh viên đua đòi, đƣợc cƣng chiều hơn giáo dục. Họ có độ chênh lệch khá lớn giữa vốn văn hoá cần thiết và sự giàu có về tiền của. Cách tiêu dùng nghệ thuật của họ vừa làm méo mó nhân cách cá nhân, vừa làm ảnh hƣởng xấu đến lối sống của xã hội.

Trong tiêu dùng các sản phẩm vật chất, họ đã tỏ ra “khó tính hơn”, yêu cầu cao hơn về giá trị thẩm mỹ của sản phẩm, về vẻ đẹp kiểu dáng, màu sắc, kích thƣớc của hàng hoá. Hiện nay, chúng ta thấy phổ biến trong giới sinh viên này là xu hƣớng “thời trang Hàn Quốc”. Họ bắt chƣớc những thần tƣợng của họ- những ngôi sao ca nhạc, những diễn viên điện ảnh trong phim truyền hình Hàn Quốc không chỉ từ quần áo trang phục, giày dép, kiểu tóc mà cả cách trang điểm, cử chỉ, hành động, lời nói. Một bộ phận sinh viên hiện nay còn có xu hƣớng chạy theo “hàng hiệu” với nhãn mác của các hãng thời trang nổi tiếng nhƣ quần áo của Gucci, Versace… giày của Adidas, Nike; đồng hồ

của Omega, v.v.. Theo một cuộc điều tra, với số liệu khảo sát 216 sinh viên thuộc 3 trƣờng đại học cho thấy: một số sinh viên chi tiền nhiều nhất vào việc mua sắm quần áo và sinh nhật bạn bè. Khảo sát chung, 20,4% sinh viên chi tiền vào việc mua sắm quần áo, 19,4% cho sinh nhật bạn bè. Trong số 30% sinh viên đƣợc khảo sát thì cứ 3 đến 5 tháng lại thay đổi điện thoại di động. Nếu đang xài điện thoại cỡ 1,5 triệu đồng thì thay bằng điện thoại có giá 2,5 triệu đồng và cứ thế “nâng cấp” lên [159].

Sự nhanh nhạy, khả năng phản ứng mau lẹ trƣớc những cái mới lạ - đó là một trong những đặc tính nổi trội của tuổi trẻ nói chung và sinh viên nói riêng. Trong sự phát triển của đời sống xã hội nói chung, sinh viên hiện nay cũng có điều kiện để thể hiện nhu cầu và thị hiếu khá đa dạng trong lựa chọn các sản phẩm vật chất, vì thế họ cũng đòi hỏi cao hơn về điều kiện cơ sở vật chất trong các nhà trƣờng. Tuy nhiên, trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay, mặc dù đã có nhiều cố gắng song việc đầu tƣ cơ sở vật chất vẫn còn nhiều hạn chế. Sự hạn chế trong trang bị cơ sở vật chất và trong hoạt động văn hoá tinh thần trong các nhà trƣờng đại học, cao đẳng hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ của sinh viên, đồng thời đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong vấn đề xây dựng môi trƣờng văn hoá thẩm mỹ trong các trƣờng đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu thẩm mỹ đa dạng của sinh viên hiện nay, đòi hỏi các cấp, các ngành, các nhà trƣờng đầu tƣ hơn nữa cơ sở vật chất, trang thiết bị trƣờng học cũng nhƣ nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức Đoàn, Hội trong các nhà trƣờng.

Một phần của tài liệu Vai trò của văn hóa thẩm mỹ đối với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)